Cái chết đen là một đại dịch ám ảnh châu Âu trong thế kỉ XIV. Cái chết đen cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người ở châu Âu thời trung cổ, khoảng 50 – 60% dân số châu Âu khi đó đã chết trong đại dịch bệnh dịch hạch này.
Theo nhà sử học Ole Jørgen Benedictow người Na Uy đã ước tính khoảng 50 – 60% dân số châu Âu khi đó đã chết trong đại dịch bệnh dịch hạch này. Theo nhà sử học Benedictow, tên gọi “cái chết đen” thật ra là do người ta dịch nhầm cụm từ tiếng La-tinh “atra mors” vì nó vừa có nghĩa là “đen” vừa có nghĩa là “khủng khiếp”, chứ không hề có mối tương quan nào giữa tên gọi “cái chết đen” với các triệu chứng của căn bệnh.
Trên thực tế, không chỉ châu Âu bị đại dịch này hoành hành mà cái chết đen càn quét khắp vùng Trung Đông và châu Âu trong thời gian 1346-1353. Cả vùng Trung Đông và xa hơn nữa cũng bị ảnh hưởng có thể nó đã bắt đầu từ nhiều thập kỉ trước ở Cao nguyên Thanh Tạng của Trung Á. Cứ 10 đến 20 năm căn bệnh này lại bùng phát trở lại một lần. Đại dịch lần thứ nhất đã xảy ra từ thế kỷ VI đến VIII, đại dịch này quay trở lại từ thế kỷ XIV đến XVIII, Đại dịch lần thứ ba xảy ra từ năm 1860 đến 1960.
Trong cuốn sách viết về lịch sử của Cái chết đen, Cái chết đen mỗi lần tái phát nó lại cướp đi 10-20% dân số châu Âu.
Cao đẳng y Dược TPHCM sẽ tổng hợp cho bạn đọc trong bài viết sau đây:
Bệnh dịch hạch là gì?
Bệnh dịch hạch lan đến châu Âu vào tháng 10 năm 1347, khi 12 con tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia đã gặp phải một điều kinh hoàng hầu hết các thủy thủ trên những con tàu này đã chết. Căn bệnh chết người đó đã lây lan và giết chết hơn 20 triệu người ở châu Âu. Mọi người có mặt ở bến cảng lúc đó người còn sống thì cũng đang bị bệnh nặng, toàn thân bao phủ bởi những nhọt đen rỉ máu và mủ
Bệnh dịch hạch nó chỉ đứng sau bệnh đậu mùa là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch dưới sự phát triển của khoa học, sự ra đời của kính hiển vi đã làm tiết lộ thủ phạm thực sử của căn bệnh chết người này. Năm 1894, Alexandre Yersin đã phát hiện ra loài vi khuẩn gây bệnh dịch hạch đó là Yersinia pestis.
Yersinia pestis, trước đây gọi là pasteurella pestis, là một loại vi khuẩn hình que cực kỳ độc hại, là vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch. Yersinia pestis vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách tiêm chất độc vào trong các tế bào miễn dịch như đại thực bào, có nhiệm vụ phát hiện vi khuẩn xâm nhập. Một khi các tế bào này bị loại bỏ, vi khuẩn có thể nhân lên một cách nhanh chóng mà không bị cản trở.
Yersinia pestis là ba trong số các đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử được ghi nhận một bệnh nhiễm trùng gây tử vong hay còn gọi là bệnh dịch hạch.
Bệnh dịch hạch Justinian khởi phát từ Ai Cập, những con chuột đen mang theo bọ chét mang mầm bệnh tới Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, vào năm 541 sau Công nguyên. Bệnh dịch đã tàn phá thành Constantinople và lan rộng khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và Arab. Dịch hạc Justinian giết chết khoảng 30 - 50 triệu người, một nửa dân số thế giới.
Bệnh dịch hạch là các hạch bạch huyết bị sưng đau, nổi nhiều ở quanh háng, nách hoặc cổ. Đặc trưng bởi các vết loét trên da được gọi là Cái chết đen. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dịch hạch có chuyển sang nhiễm trùng máu, viêm phổi và gây tử vong với tỷ lệ rất cao.
Bệnh dịch hạch cướp đi khoảng 200 triệu sinh mạng trong vòng 4 năm
Đại dịch hạch London
Bệnh dịch hạch xuất hiện từ năm 1348 đến 1665 – với 40 trận dịch trong vòng 300 năm có tới 20% đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở London tử vong.
Dịch đậu mùa
Đậu mùa là một mối đe dọa dai dẳng giết chết 30% người nhiễm virus và để lại những vết sẹo lõm trên da những người sống sót. Hàng thế kỷ sau, bệnh đậu mùa đã trở thành đại dịch do virus đầu tiên được chấm dứt bằng vắc-xin.
Quá trình tiêu diệt bệnh đậu mùa phải mất gần hai thế kỷ, vào năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới mới tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Trái đất.
Dịch tả
Vào đầu đến giữa thế kỷ 19, dịch tả giết chết hàng chục ngàn người nước Anh. Căn bệnh này lây lan qua một loại khí hôi được gọi là miasma. Mặc dù dịch tả phần lớn đã bị tiêu diệt ở các nước phát triển, nhưng ngày nay nó vẫn là kẻ giết người dai dẳng ở các nước đang phát triển.
10 dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử loài người
Tả
Dịch bệnh này từng khiến người dân Ấn Độ khốn đốn từ thời cổ đại, bùng phát trên toàn thế giới thế kỷ 19. Hệ thống miễn dịch của cơ thể của chúng ta không đợi được đến lúc đánh bại được vi khuẩn tả do bị mất quá nhiều nước gây tử vong. Dịch bệnh này là mối đe dọa còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân và thảm họa tự nhiên.
Trong lịch sử, con người cũng đã phải chống đỡ với đại dịch khủng khiếp, số tử vong có thể lên đến hàng trăm triệu người trong một trận dịch.
Sốt Rickettsia
Sốt Rickettsia Xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, với số lượng các trận dịch đã lên tới 4 chữ số. Căn bệnh nay nó có một số cái tên khác như “Sốt doanh trại”, hay “Sốt chiến tranh” vì xuất hiện rất phổ biến trong các doanh trại quân đội. Trong vòng chưa đầy 1 tháng khi quân đội Tây Ban Nha tấn công thành trì Moorish của Granada vào năm 1480 một trận dịch sốt Rickettsia nổ ra đã nhanh chóng làm quân số của họ giảm từ 25.000 xuống còn 8000 người. Dịch Rickettsia cũng đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp lãnh thổ của Ba Lan, Nga, Rumani.
Bại liệt
Vào năm 1952 đã ghi nhận khoảng 58.000 ca bệnh, 1/3 trong số đó để lại di chứng bại liệt, và 3000 trong số đó đã tử vong. Virus gây bệnh mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng là hệ thống thần kinh của cơ thể. Không có một phương thuốc nào có thể chữa trị được căn bệnh bại liệt. Tuy nhiên vaccine phòng bại liệt đã ra đời từ những năm 1950, Việt Nam cũng đã công bố tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2000.
Lao
Khi những phương pháp chữa trị hiện đại chưa xuất hiện, lao là một trong những căn bệnh nan y nhất, những người được chuẩn đoán mắc bệnh lao gần như nắm chắc cái chết. Bệnh lao được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh lao lây lan từ người này sang người khác qua đường không khí. Đến thế kỷ 19, Lao được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.
Bệnh lao được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis
Sốt vàng da
Dịch bệnh này đã tiêu diệt gần như toàn bộ đội quân bất khả chiến bại của Napoleon. Khi những người nô lệ châu Phi được đẩy đến châu Mỹ, họ vô tình đã trở thành con đường trung chuyển loại dịch bệnh là bệnh sốt vàng da. Dịch sốt vàng da đã giết chết 29.000 trong binh đoàn khoảng 33.000 người đến vùng thuộc địa ở Bắc Mỹ. Cũng như sốt rét, sốt vàng da lây lan thông qua vật chủ trung gian là muỗi.
Sốt rét
Sốt rét cũng là một trong những dịch bệnh được ghi nhận đã xuất hiện từ hơn 4000 năm trước. Sốt rét gây ra bởi loài ký sinh trùng Plasmodium, muỗi không phải là thủ phạm chính gây nên dịch bệnh này. Loài ký sinh trùng Plasmodium chúng ký sinh trên cả muỗi và người. Khi những con muỗi bâu đến hút máu, chúng sẽ truyền sốt rét vào người bạn.
Trong cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều số liệu thống kê đã ghi nhận lại gần 1.5 triệu ca bệnh, và hơn 10.000 trường hợp tử vong trong số đó là do dịch sốt rét. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dịch bệnh sốt rét đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng của Anh, Pháp và Đức.
Dịch hạch
Bệnh dịch hạch đã gây ra một đại dịch được gọi là “Cái chết đen” vào năm 1348, bệnh chủ yếu lây truyền thông qua những con bọ chét cư ngụ trên chuột. Dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn một nửa dân số châu Âu, một phần cư dân Ấn Độ và Trung Quốc. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn có tên gọi Yerinia pestis.
Dịch cúm năm 1918
Dịch cúm đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người trong vòng 3 tháng. Nguyên nhân của cúm này do một chủng virus cúm mới – A H1N1. Đây là một loại cúm gia cầm, do các virus này lây sang người từ gia cầm. Ngày nay, hầu hết mọi người đều mang trong mình miễn dịch với virus cúm A H1N1.
AIDS
AIDS dẫn đến một đại dịch toàn cầu, sự lây lan của virus từ khỉ sang người bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ 20. Cho đến nay, vẫn chưa có một phương thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn HIV.
Đậu mùa
Đậu mùa là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Virus gây ra bệnh đậu mùa có tên là Variola.