Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bộ GD&ĐT: Công khai thí sinh gian lận có thể tác động tiêu cực


Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ GD&ĐT cho rằng công khai thông tin của những thí sinh được nâng điểm phải căn cứ vào hiện thực của việc điều tra và phải chú ý đến những tác động cực đoan.

Ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc họp báo quý I báo cáo về tình hình thi cử, vụ sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm ngoái. Tại đây, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết trước ngày 25/3 Bộ đã đề nghị sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cập nhật lại điểm thi, xét và công nhận tốt nghiệp cấp 3 cho 64 thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm công bố trước đó.

thi THPT quốc gia

Ông Mai Văn Trinh trả lời phỏng vấn báo chí

Công khai thông tin phải tính đến tác động cực đoan với thí sinh

"Đến sáng 26/3, Bộ chưa nhận được báo cáo từ địa phương. Tuy nhiên, qua theo dõi, chúng tôi thấy Hòa Bình đã xử lý rất nghiêm túc", ông Trinh nói.

Trả lời báo chí truyền thông về việc nên hay không công khai thông tin của thí sinh gian lận, ông Mai Văn Trinh nhận định vấn đề này cần tuân thủ theo luật pháp và thực tiễn trong quá trình điều tra. Cơ quan điều tra sẽ quyết định công khai như thế nào và công khai tới đâu. Ông Trinh cũng nói thêm việc công khai của cơ quan này phải tính đến những ảnh hưởng tiêu cực, có thể là rất cực đoan với thí sinh.

Quan điểm của Bộ Công an và Bộ GD&ĐT đều không dung túng cho những trường hợp vi phạm luật. Ông Trinh khẳng định Bộ Công an đã rất quyết liệt, đầu tư về kỹ thuật và con người để có những kết luận về vụ gian lận thi cử nghiêm trọng ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại các tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn,...

thi THPT quốc gia

Ngoài ra, buổi họp báo cũng đề cập đến vấn đề tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 nhằm hạn chế những tồn đọng từ năm trước. Bộ bắt đầu tiến hành tập huấn cho từng địa phương về việc tổ chức, triển khai. Điều này không chỉ xảy ra ở nội bộ mà còn có sự tham gia của đại diện A03 Bộ Công an và PA03 của 63 tỉnh thành. Bên cạnh đó, Bộ cũng ra chỉ thị tập huấn cho các đơn vị đào tạo đại học sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm. "Năm nay, tất cả dữ liệu sẽ được mã hóa bằng công nghệ cao nhất hiện nay. Vì vậy, muốn gian lận cũng không gian lận được", ông Trinh quả quyết

Trước đó, ngày 12/3, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ gian lận thi cử ở tỉnh Hòa Bình trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Kết quả có 210 bài trắc nghiệm của 77 thí sinh có dấu hiệu can thiệp được đưa đi giám định. Sau khi chấm thẩm định, Bộ xác định 64 thí sinh được nâng điểm, trong đó có 63 của năm 2018 và một của năm 2017. Số điểm  sau khi chấm lại giảm nhiều so với điểm đã công bố. Trong đó, 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã bị thay đổi từ 0,2 đến 9,25 điểm mỗi môn thi. Thậm chí có trường hợp điểm xét tuyển đại học của 3 môn tăng lên đến 26,45 điểm. Bộ GD&ĐT gửi công văn đề nghị sở GD tỉnh Hòa Bình cập nhật lại lên phần mềm quản lý thi, xét tốt nghiệp và báo cáo trước ngày 25/3.

Tối 23/3, Bộ GD&ĐT cũng thông tin về vụ gian lận xảy ra ở Sơn La. Cơ quan điều tra xác định được 95 bài thi trắc nghiệm và hai bài tự luận của 44 thí sinh bị sửa nhưng không phải do thí sinh thực hiện. Kết quả chấm thẩm định cũng thấp hơn điểm công bố. Trong đó, có thí sinh giảm 26,55 điểm ba môn. Bài thi bị giảm nhiều nhất là môn Toán với 9 điểm.

Nguồn tin: VNexpress