Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bà bầu không nên ăn gì trong cả quá trình mang thai?


Bà bầu không nên ăn gì trong cả quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe và không nguy hại cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ là điều các chị em mang thai luôn quan tâm. Vậy có thai không nên ăn gì để tránh cho thai nhi bị dị tật?. Hãy cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé!.

Bà bầu không nên ăn gì?

Bà bầu không nên ăn gì trong quá trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe, không gây nguy hại cho an toàn và chậm phát triển hay thậm chí khiến người mẹ sẩy thai?. Cùng các chuyên gia y dược của Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tư vấn dưới đây.

Bà bầu không ăn thủy hải sản chứa thủy ngân

Bà bầu không nên ăn hải sản chứa thủy ngân, một số loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu đóng hộp là một trong loại thực phẩm nằm trong danh sách chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi tiêu hóa thức ăn, những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao có xu hướng tích lũy trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu ăn thực phẩm này, thủy ngân ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi có thể làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ.Thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Tuy nhiên, có thể ăn bình thường như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cho phép. Khi chế biến cần được làm sạch và nấu chín. Những loại thủy hải sản là nguồn thực phẩm giàu vitamin B12, kẽm, giàu axit béo Omega- và DHA rất tốt cho não bộ. Vì vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên ăn lượng vừa đủ để tránh gây ảnh hưởng đến con.

Ngải cứu

Ngải cứu đứng đầu danh sách các loại rau bà bầu không nên ăn vì tăng cao nguy cơ xuất huyết, co bóp cổ tử cung. Ngải cứu sở hữu rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như giảm đau bụng, đau cơ, là phương thuốc ngăn ngừa động thai. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, nếu như mẹ bầu trong vòng 3 tháng đầu ăn quá nhiều ngải cứu sẽ từ đó dẫn đến sinh non, sảy thai.

Nếu muốn sử dụng ngải cứu cần có sự tư vấn của bác sĩ, cần tuân thủ liều lượng: 3 – 5 ngọn/ngày, ăn tối đa 3 lần/tuần. Bạn có thể đánh ngải cứu cắt nhỏ với trứng gà rán lên ăn mỗi ngày sẽ có tác dụng an thai.

Gan động vật 

Gan động vật rất giàu sắt và vitamin A nhưng nếu lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá mức quy định sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì trong quá trình mang thai, cơ thể đã hấp thụ đủ lượng vitamin A từ các loại trái cây, rau quả tươi, thuốc bổ sung. Đồng thời, gan là bộ phận giải độc trong cơ thể động vật, ăn quá nhiều gan sẽ ăn lại toàn bộ chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến em bé.

Thơm

Dứa là loại trái cây có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, khoảng 3 tháng đầu nên cẩn thận không nên ăn dứa. Dứa là loại trái cây có thể kích thích co bóp tử cung nhất là mẹ bầu mới bước vào giai đoạn đầu của thai kì. Do đó, chị em phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kì không nên ăn dứa nhất là dứa xanh, còn non thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. 

Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn dứa trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ hoặc đã quá ngày sinh.

Rau ngót

Khoa học chứng minh trong loại rau dễ kiếm này có chứa hàm lượng papaverin nên các mẹ dễ dẫn đến tiêu chảy, xuất huyết, sảy thai. Nếu mẹ nào có tiền sử đẻ non, sảy thai liên tiếp không nên ăn canh rau ngót.

Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh

Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh vì trong đu đủ xanh chứa nhiều chất latex gây co thắt tử cung, kích thích chuyển dạ và sinh non. Bà bầu nên tránh tuyệt đối các món ăn có đu đủ xanh như gỏi, nộm. Đu đủ xanh là loại trái cây “khắc tinh” của mọi bà bầu, tuy vậy, đu đủ chín thì lại rất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Đu đủ chín giúp mà bà bầu tránh chứng ợ nóng mà còn giúp đẹp da.

Ăn đu đủ sau sinh sẽ có công dụng tuyệt vời trong việc gọi sữa về dồi dào cho con.

trong-du-du-xanh-co-chua-nhieu-mu-va-enzymes-gay-co-that-tu-cung-dan-den-say-thai

Trong đu đủ xanh có chứa nhiều mủ và enzymes gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai

Nếu chưa đến ngày dự sinh các mẹ không nên ăn đu đủ xanh nếu không sẽ hối hận không kịp. Đu đủ xanh không tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu không nên ăn nhãn

Nhãn trái cây chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, magie và sắt kali, photpho, rất tốt cho cơ thể. Nhãn có tính nóng, khi phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, đầy hơi, chóng mặt, nôn ói. Nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng, gây ra khí huyết không ổn định, gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, sinh non.

Ăn chay liên tục 

Nhiều mẹ bầu sợ tăng cân xấu và khó lấy lại dáng nên đã chọn cách ăn chay. Thế nhưng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi vì không đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu trong giai đoạn mang bầu không cung cấp đủ protein thì ảnh hưởng đến trí lực sau này. Theo các nghiên cứu về sức khỏe ăn chay dài ngày khiến chúng nhẹ cân và sức đề kháng kém. Người mẹ đó cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.

Trứng sống 

Bà bầu nên tránh trứng sống không được đảm bảo trong quá trình chế biến. Vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.

Bà bầu không nên ăn măng tươi

Ăn măng tươi là nguyên nhân dẫn tới chứng đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng. Bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt nếu ăn măng, gây thiếu máu ở bà bầu. Bởi trong măng có chất hạn chế hình thành máu, măng có chứa glucozit sinh ra acid xyanhydric dễ gây ngộ. Một số các triệu chứng ngộ độc khi ăn măng như: khó thở, tụt huyết áp, đau đầu, nôn ói… 

Bà bầu không nên ăn dưa muối

Trong giai đoạn mang thai cũng tuyệt đối không ăn dưa muối xổi. Dưa muối chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể. Trong giai đoạn mang thai bà bầu bị cao huyết áp, thận không nên ăn dưa muối vì chứa nhiều muối. Ăn vào sẽ kích thích uống nước nhiều dẫn đến tăng huyết áp. Sự lên men của các thành phần nitrat tồn dư trong dưa muối xổi có thể gây hại cho cơ thể. Đối với phụ nữ đang mang thai, ăn dưa muối vào giai đoạn này cực kỳ nguy hại cho cơ thể và thai nhi. Lượng muối sử dụng trong muối dưa còn tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật.

Bà bầu không nên ăn rau sam

Rau sam là một trong những thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai dù trong rau sam có chứa protein, chất béo, magie, kali, canxi, có vitamin nhóm B. Đặc biệt là rau sam có hàm lượng omega 3 cao hơn các loại thực vật khác. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, rau sam mang tính hàn, vị chua, dễ ăn, có tính giải nhiệt tốt và trừ giun. Tuy nhiên, nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ rau sam sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Nếu đang trong giai đoạn sắp sinh có thể ăn một chút sẽ dễ dàng hơn cho việc sinh nở.

Các loại rau sống 

Rau sống nhưng là nơi chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli có nguy cơ gây ngộ độc rất cao đối với bà bầu. Do đó, các bà bầu nên hạn chế ăn các loại rau sống trong giai đoạn này.

cac-ba-bau-nen-han-che-an-cac-loai-rau-song-trong-giai-doạn-mang-thai

Các bà bầu nên hạn chế ăn các loại rau sống trong giai đoạn mang thai

Bà bầu không nên ăn rau răm

Rau răm là loại rau có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm sát trùng, tán hàn. Bà bầu không nên ăn rau răm bởi ăn nhiều sẽ dễ bị mất máu. Đối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm. Theo Đông y, rau răm co bóp tử cung dễ gây sảy thai. Do đó, bà bầu chỉ ăn rau răm ít và không được ăn nhiều.

Bà bầu nên kiêng ăn ớt, gừng

Gừng ớt là thực phẩm gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón, mỏng mạch máu. Phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén không được sử dụng quá 4 ngày. Các bà bầu khi chế biến thực phẩm không cho nhiều gia vị ớt và gừng sẽ gây nóng và gây hại cho thai nhi.

Qua bài viết này hi vọng các mẹ bầu sẽ biết được bà bầu không nên ăn gì trong quá trình mang thai để con sinh ra được khỏe mạnh nhất. Việc ăn như thế nào đôi khi cần có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu có điều kiện tốt nhất các mẹ bầu nên nghe sự tư vấn của bác sĩ.