Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

WHO khuyến cáo ngừng khám nha khoa


WHO vừa qua đã có khuyến cáo hoãn những buổi chăm sóc răng miệng tại những phòng khám nha khoa bao gồm những dịch vụ như làm sạch răng, khám định kỳ, trừ trường hợp khẩn cấp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn rất phức tạp thì  người dân cần phải tạm hoãn các lịch khám nha khoa đến khi "có sự giảm đáng kể về số người bị lây lan Covid-19 trong cộng đồng tới các cụm dịch", hay các phòng khám nha khoa phải đợi tới khi quan chức y tế địa phương cho phép hoạt động. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác thì bạn hãy hủy lịch làm sạch răng định kỳ ngay cả khi đã quá hạn khám vài tháng.

Với những trường hợp có thể thì nha sĩ và bệnh nhân được áp dụng biện pháp chẩn đoán và điều trị từ xa.

Một số dịch vụ là các can thiệp khẩn cấp đến việc bảo vệ chức năng răng miệng hay như xử lý các cơn đau nghiêm trọng, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thì vẫn nên được tiến hành.

Theo đó thì các trường hợp khẩn cấp bao gồm điều trị nhiễm trùng miệng, sưng tấy cấp tính, chấn thương miệng hay chảy máu nhiều hoặc kéo dài, đau miệng nghiêm trọng thì vẫn được tiến hành điều trị bởi việc dùng thuốc giảm đau không làm thuyên giảm.

Nói về khuyến cáo của WHO thì nha sĩ và bệnh nhân thường có các tiếp xúc gần nhau, trong quá trình khám hay điều trị có thể dẫn các hạt cực nhỏ vào không khí, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ cao lây lan nCoV.

WHO khuyến cáo ngừng chăm sóc răng miệng tại pk nha khoa

"Do tính chất công việc này thì các nha sĩ hay nhân viên nha khoa thường có sự tiếp xúc với cự ly gần với họng của bệnh nhân trong thời gian dài. Ngoài ra trong quá trình thăm khám hay điều trị thì công việc này đòi hỏi phải thường xuyên và liên tục phải giao tiếp trực tiếp, tiếp xúc với nước bọt, máu hay  các dịch cơ thể khác, sau đó xử lý các dụng cụ sắc nhọn càng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh", WHO giải thích.

Với điều kiện môi trường chăm sóc sức khỏe răng miệng, trên thì virus Covid-19 có thể dễ dàng được lây truyền theo ba con đường chính: hắt hơi, hít phải các giọt bắn khi ho; qua tiếp xúc với  niêm mạc mắt, mũi, miệng, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các giọt bắn truyền nhiễm; qua đường truyền gián tiếp như các bề mặt bị ô nhiễm.

Ngoài ra thì WHO cũng cho biết về quy trình tạo khí dung (AGP), như "phun nước, phun khí nha khoa ba chiều, trong quá trình cạo vôi răng bằng máy siêu âm hay đánh bóng răng" cũng có thể gây ra những rủi ro làm lây lan nCoV. Bởi những thao tác trên vô tình tạo những hạt hoặc khí dung có thể "tồn tại lơ lửng trong không khí, di chuyển khoảng cách xa và có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh nếu tiếp xúc gần".

Còn tại những khu vực có tỷ lệ người bị lây nhiễm Covid 19 cộng đồng cao, thì WHO cũng khuyến cáo "cần tránh hoặc cần phải giảm thiểu việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cần xử lý AGP. Bằng cách khác thì nên áp dụng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu những dụng cụ cầm tay ".

Trong những cuộc hẹn khám và phẫu thuật trong miệng khẩn cấp, thì ngoài ra WHO đề nghị những cơ sở sử dụng công nghệ ảo hay sử dụng điện thoại để khám sàng lọc người bệnh trước khi hẹn gặp trực tiếp. Bên cạnh đó người bệnh cần phải được áp dụng nghiêm ngặt những biện pháp y tế cộng đồng, đó là cần phải giữ khoảng cách ít nhất 1,2 m trước khi làm các thủ thuật, thực hiện khám và điều trị tại các khu vực thông thoáng. Theo đó thì các bác sĩ và bệnh nhân cần phải đeo những thiết bị bảo hộ cá nhân đồng thời vệ sinh tay đúng cách, luôn tuân thủ quy trình làm sạch và khử trùng.

Nga- Quốc gia sản xuất vắc xin Covid 19 nhanh nhất

Bắt đầu từ ngày hôm nay, Nga khởi động được quá trình sản xuất vaccine Covid-19 do Viện Gamaleya phát triển, Bộ Y tế nước này cho biết.

Hôm nay, "Viện khoa học về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya đã phát triển việc sản xuất vaccine phòng chống nCoV ", đúng như Bộ Y tế Nga ra tuyên bố. Hiện nay vaccine của nga đã trải qua tất cả những cuộc kiểm tra cần thiết đồng thời được chứng minh có khả năng xây dựng hệ thống miễn dịch chống nCoV.

Vừa qua ngày 11/8 Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được cấp phép cho ra đời vaccine Covid-19 mặc dù hiện nay vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ ba đối với sự tham gia của hàng nghìn người. Theo đó thì Vaccine này được đặt tên là "Sputnik V" ý tưởng theo tên vệ tinh đầu tiên của Nga "Sputnik 1" cũng như trên thế giới được phóng lên vũ trụ năm 1957.

Bên cạnh đó, Giới chức Nga cũng cho biết về khả năng họ có sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Theo đó thì quốc gia này đã thực hiện quy trình sản xuất đúng như dự kiến đã được làm tại nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm được triển khai tại một số quốc gia UAE, Arab Saudi và Philippines.

Theo đó thì thử nghiệm lâm sàng, hay thử nghiệm Giai đoạn ba, được xem là một bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô hàng nghìn người. Trong quá trình trên luôn đòi hỏi một tỷ lệ những người tham gia nhất định cần phải được tiếp xúc với các con virus để thực hiện theo dõi hiệu quả của vaccine. Đây được xem là tiền đề cần thiết giúp vaccine được chấp thuận tại các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên thì tốc độ sản xuất Vắc xin của Nga vẫn đang được các nhà khoa học phương Tây bày tỏ sự lo ngại và  nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực của chính quyền. Dù vậy thì quốc gia này đã phản bác lại tin đồn chỉ là "vô căn cứ".

Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh tổng hợp