Virus Ebola trước đây còn có tên là sốt xuất huyết Ebola, gây nên đại dịch tại nhiều nước Tây Phi ở người và động vật linh trưởng với tỷ lệ tử vong cao lên đến 90%. Virus Ebola có các dấu hiệu nhận biết nào và cách phòng tránh ra sao?.
Virus Ebola là gì?
Virus Ebola gây ra những biến chúng nguy hiểm là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây chết người do nhiễm một trong số các chủng virut Ebola. Virus Ebola tới các cơ quan cơ thể con người gây ra bởi nhiễm một loại virut thuộc họ Filoviridae, chi Ebolavirus. Cao đẳng y dược Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ tới bạn các các thông tin tổng hợp chi tiết nhất về virus Ebola ngay dưới đây. Dịch Ebola từng được biết đến là bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra đang là mối đe dọa sự sống toàn cầu.
Virus Ebola là gì?
Virus Ebola có 5 loài virut Ebola đã được xác định, trong số đó 4 loài được biết là gây ra bệnh ở người: Côte d'Ivoire ebolavirus, virut Ebola (Zaire ebolavirus); irut Sudan (Sudan ebolavirus); virut Taï Forest, và virut Bundibugyo (Bundibugyo ebolavirus).
Virut Ebola được tìm thấy ở một số nước châu Phi phát hiện đầu tiên năm 1976 gần sông Ebola. Vẫn chưa rõ về các vật chủ tự nhiên của virut Ebola, các nhà nghiên cứu tin rằng virut Ebola lây truyền qua động vật và vật chủ có nhiểu khả năng nhất là con dơi.
Ebola virus là một loài virus gây ra bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là con người
2 con đường lây truyền bệnh Ebola virus
Lây truyền từ động vật sang người
Ebola virus lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu của động vật bị nhiễm. Người bình thường tiếp xúc với các động vật như dơi ăn quả, khỉ, linh dương ốm, chết.
Lây truyền từ người sang người
Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch của người mắc bệnh, tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm của người nhiễm vi rút.
Nhóm nguy cơ bị nhiễm
Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus gồm:
- Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh virus
- Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết như linh dương, nhím, dơi ăn quả tinh tinh, vượn người, khỉ rừng
- Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân ốm
- Người tham gia đám tang có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bị virus Ebola
- Sốt
- Đau cơ
- Yếu lả
- Nhức đầu dữ dội
- Nôn
- Đau dạ dày
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Xuất huyết không rõ nguyên nhân (chảy máu hoặc bầm tím)
- Các triệu chứng có thể xuất hiện từ trung bình là 8-10 ngày ngày sau khi nhiễm virut Ebola
- Sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ
- Những người phục hồi sau khi nhiễm virut Ebola còn phụ thuộc vào chăm sóc hỗ trợ tốt trên lâm sàng có kháng thể tồn tại ít nhất 10 năm.
- Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn/nôn, tiêu chảy, đau bụng
-Viêm kết mạc, phát ban thường trong tuần đầu của bệnh
- Suy thận, suy gan.
- Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
- Các triệu chứng xuất huyết: đi ngoài phân đen, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu âm đạo
- Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola, chủ yếu là điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.
- Virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Mẹ và trẻ cần cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh nên ngừng cho con bú.
Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn
Cách phòng ngừa vi rút Ebola
Hãy thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh:
- Thực hành vệ sinh kỹ càng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng chất khử trùng có cồn
- Không dùng tay không xử lý các vật dụng có thể đã dính máu, như quần áo, vải trải giường, bơm kim
- Tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm máu và chất dịch cơ thể.
- Tránh tiếp xúc với con dơi và các loài linh trưởng hoặc máu
- Tránh tiếp xúc với thịt sống của các động vật này.
- Tránh đi du lịch tới các vùng có khả năng diễn ra dịch cúm Ebola
- Ăn chín uống sôi, không sử dụng thịt động vật hoang dã
- Tránh các tiếp xúc trực tiếp với máu từ người nhiễm hoặc nghi nhiễm
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
- Không chạm vào vật cá nhân của người bệnh
- Tránh chạm vào thi thể người chết vì Ebola.
- Tránh đến các nơi có bệnh nhân Ebola đang được điều trị.
- Tiếp xúc với những người bị Ebola cần mang trang bị phòng hộ cá nhân thích hợp.
- Cách ly bệnh nhân Ebola khỏi các bệnh nhân khác.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp mà không có trang bị phòng hộ cá nhân của người chết do Ebola.
- Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và các biện pháp khử trùng thích hợp.
- Báo cho nhân viên y tế nếu bạn đã tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể nước tiểu, chất nôn và tinh dịch, như phân, nước bọt,...
- Hiện chưa có vắcxin hoặc thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh do virut Ebola. Điều trị các triệu chứng của Ebola và các biến chứng khi được sử dụng sớm có thể cải thiện đáng kể cơ hội sống của người bệnh
- Virut có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương mắt, mũi, hoặc miệng da hở hoặc niêm mạc không được bảo vệ.
- Duy trì tình trạng oxy và huyết áp
- Truyền dịch tĩnh mạch và cân bằng điện giải.
- Điều trị các nhiễm trùng khác nếu có.
- Vắcxin và thuốc điều trị Ebola đang được phát triển thử nghiệm về độ an toàn hoặc hiệu quả.
Người phục hồi sau nhiễm Ebola có kháng thể ít nhất 10 năm, Sự hồi phục khỏi bệnh Ebola phụ thuộc vào việc đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân và chăm sóc hỗ trợ tốt. Một số người tuy khỏi bệnh Ebola nhưng bị các biến chứng các vấn đề về khớp và thị lực.