Viêm phổi là một trong những bênh lý nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người. Phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là việc làm quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Muốn vậy chứng ta phải có kiến thức về căn bệnh đó. Những thông tin về bệnh sẽ được bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Viêm phổi là bệnh gì, có những triệu chứng nào?
Viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là một bệnh về đường hô hấp, do sự nhiễm khuẩn của các tế bào ở phổi, nhất là ở phế nang, dẫn đến viêm phổi: viêm phế nang, phế quản và các tổ chức khác. Con đường lây lan của bệnh là qua máu, không khí hoặc qua các cơ quan xung quanh như mũi, họng hay chỉ là những khi con người hít các chất dịch.
Bệnh viêm phổi nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể chữa dứt điểm mà không để lại di chứng gì. Ngược lại nếu chủ quan, nhập viện khi các dấu hiệu đã nặng thì khó, thậm chí không thể điều trị được, có thể gặp những biến chứng sau:
Biến chứng của bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng sau đây:
- Tràn mủ màng phổi: Khi bị viêm phổi, những vết loét rất dễ bị mưng mủ.
- Viêm màng não: khi hệ hô hấp bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm phổi thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus tấn công dễ dàng vào bên trong não gây viêm màng não, đôi khi có thể khiến não bị liệt hoàn toàn, các vấn đề thần kinh cũng bị rối loạn.
- Nhiễm khuẩn huyết: Những vi rus, vi khuẩn gây bệnh viêm phổi sẽ tiến vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, dễ gây tử vong.
- Hội chứng suy hô hấp cấp: viêm phổi để lâu không chữa sẽ dẫn đến tình trạng mạn tính, làm giảm khả năng miễn dịch, tác động xấu đến sức khỏe toàn diện.
- Tràn dịch màng tim, trụy tim: Viêm phổi để lâu sẽ khiến hệ tuần hoàn bị tổn thương, gây ra hiện tượng to tim, tràn dịch tim,…
- Các biến chứng khác: ngoài ra, khi bị viêm phổi có thể dẫn đến viêm nội tâm mạc, viêm khớp,…nguy hiểm nhất là tử vong.
Triệu chứng của bệnh viêm phổi là gì?
Những dấu hiệu sau đây cảnh báo bạn bị viêm phổi:
- Sốt cao, trên 39 độ C
- Khó thở, đỏ mặt, vã mồ hôi, tím tái môi
- Co giật ở trẻ, lũ lẫn ở người già hoặc những người uống rượu
- Ho khan rồi ho có đờm thậm chí xuất hiện đờm trong máu
- Đau ngực, chướng bụng, nôn mửa
- Khi chụp X – quang sẽ thấy mờ một bên hoặc hay bên ở phần đáy phổi.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi
Có các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi:
- Vi khuẩn: tự phát hoặc thứ phát sau khi bệnh nhân bị cảm lạnh
- Vius: Một số loại virus có thể khiến bạn mắc viêm phổi, nhất là với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Ngoài ra một số loại nấm và ký sinh trùng cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phổi.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả
Mỗi mức độ bệnh có một cách điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<
Cách điều trị viêm phổi hiệu quả nhanh mà an toàn
Điều trị viêm phổi do vi khuẩn
Với nguyên nhân này, cách chữa tốt nhất là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như Penixilin, sunphamit,…Tuy nhiên, nhược điểm là dễ bị nhờn thuốc. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc quá mức.
Điều trị bệnh viêm phổi do virus
Nếu là do virus gây ra thì chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và bổ sung nước là được.
Cách chữa viêm phổi do nấm
Sử dụng những loại thuốc kháng nấm để điều trị
Nhũng loại thuốc điều trị viêm phổi
Một số loại thuốc được chỉ định dùng cho những bệnh nhân viêm phổi như:
Thuốc giảm đau và hạ nhiệt: ví dụ như aspirin, axetaminophen.
Thuốc hen: nếu khó thở quá có thể dùng thuốc teophylin, ephedrin
Một số các điều trị khác
Ngoài những cách trên thì có thể điều trị các triệu chứng viêm phổi bằng cách:
- Ăn thức ăn lỏng nếu bệnh nhân không ăn được
- Bổ sung nhiều nước
- Cho hít hơi nóng để dễ thở hơn
- Sử dụng các thảo dược tự nhiên để chữa viêm phổi:
- Mật ong: nhờ đặc tính kháng khuẩn kháng viêm mà nó được gọi là "thần dược"
- Húng quế: tương tự, húng quế cũng có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân viêm phổi nên ăn nhiều rau húng quế trong bữa ăn hằng ngày.
- Tỏi: Tỏi là vị thuốc để chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm phổi. Tính chất kháng khuẩn của tỏi sẽ tiêu diệt mọi mầm mống gây ra viêm phổi.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi
- Nguyên tắc phòng bệnh viêm phổi là tránh không cho các loại virus hay vi khuẩn có điều kiện để thâm nhập vào cơ thể gẩ ra bệnh tật. Trước hết chúng ta cần thay đổi lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý:
- Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp
- Sửa sạch tay bằng xà phòng có đặc tính sát khuẩn sau khi đi vệ sinh
- Không được hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với những nơi có khói thuốc lá
- Thường xuyên luyện tập để tăng cường sức đề kháng
- Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường
- Đi khám ngay khi gặp những biểu hiện bất thường
- Tiêm phòng bằng vắc xin: Không có vắc xin phòng ngừa viêm phổi nhưng có những loại vắc xin phòng ngừa bệnh cúm. Việc tiêm phòng vắc xin thường có kết quả sau một thời gian dài. Vì vậy bạn không được chủ quan, phải chủ động đề phòng. Việc tiêm phòng cho trẻ em cũng rất quan trọng.
- Nên cách ly với những người bị bệnh viêm phổi dù bệnh này không lây lan qua đường hô hấp
Tóm lại, viêm phổi là bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra với tất cả mọi người. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức đề phòng, khám định kì để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh những hậu quả khôn lường.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/