Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vì sao nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?


Ung thư cổ tử cung đang là một trong những bệnh ám ảnh của phụ nữ và nguy hiểm nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 15-44 tuổi. Trước thực trạng tỷ lệ nhiễm bệnh nhiều như trên, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung là vô cùng cần thiết cho chị em phụ nữ.

Ung thư cổ tử cung hàng năm đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn phụ nữ. Dù căn bệnh này khá phổ biến, song vẫn có nhiều người còn chủ quan trong việc phòng ngừa căn bệnh này.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng thứ 2 sau ung thư vú gây ra tỷ lệ tử vong cho rất nhiều phụ nữ. Ung thư cổ tử cung là loại virus chủ yếu lây qua đường tình dục. Tại Việt Nam, theo tìm hiểu mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân gây Ung thư cổ tử cung. Ngoài ra còn lây truyền qua quần áo dùng chung, dụng cụ cắt móng tay, tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm như đồ chơi tình dục....

Mỗi năm ở Việt Nam có 6000 ca mắc ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Cả 2 loại ung thư này phát hiện sớm thì sẽ có cơ hội điều trị khỏi. Do đó, việc tầm soát để sớm phát hiện bệnh và tiêm ngừa vắc-xin ung thư cổ tử cung được xem là biện pháp hiệu quả nhất chủ động phòng bệnh tốt nhất hiện nay.

ung-thu-co-tu-cung-la-loai-ung-thu-gay-ra-ty-le-tu-vong-cho-rat-nhieu-phu-nu

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư gây ra tỷ lệ tử vong cho rất nhiều phụ nữ

Có 2 phương pháp để phòng ngừa ung thư cổ tử cung:

  • Tiêm vắc xin phòng virus HPV phòng ngừa tới 90% UTCTC cho phụ nữ 9-26 tuổi để giảm tỷ lệ lây nhiễm HPV qua đường tình dục.

  • Nên đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm và tầm soát ung thư cổ tử cung để có thể điều trị ngăn ngừa diễn tiến thành ung thư xâm lấn.

Theo khuyến cáo, cần tiêm đủ liều và đúng lịch vắc xin. Trường hợp muộn so với lịch tiêm ung thư cổ tử cung nên tiêm mũi bổ sung không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.

Ung thư cổ tử cung lây lan bằng cách nào?

  • Bệnh ung thư cổ tử cung lây lan một cách dễ dàng thông qua tiếp xúc trực tiếp qua da

  • HPV sinh dục lây khi hoạt động tình dục với một người đã bị nhiễm virus.

  • Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, tử cung, âm đạo của những người bị nhiễm.

  • Người bệnh có thể lây truyền virus HPV cho người khác không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, đồ lót…

  • HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

  • Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến, những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus HPV

Những người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm HPV sinh dục 5 type HPV nguy cơ cao thủ phạm trong hơn 80% trường hợp ung thư cổ tử cung. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến nhiễm virus HPV.

Các triệu chứng của HPV là gì?

  • Ở một số phụ nữ, việc nhiễm các loại HPV có thể dẫn đến những sự biến đổi tế bào ở cổ tử cung

  • Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều không gây ra triệu chứng tự biến mất, người nhiễm có thể không biết là họ đã bị nhiễm khi không được điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

  • Xét nghiệm phiến đồ âm đạo sẽ tìm ra những biến đổi tế bào bất thường

Vắc-xin phòng HPV (Human Papilloma Virus) gây ra HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà do virus u nhú ở người. Vắc-xin phòng HPV phòng ngừa nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV có liên quan đến bất thường cổ tử cung tiền ung thư, ung thư có liên quan đến những ung thư khác như ung thư vùng đầu và cổ, ung thư tế bào của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật.

bi-ung-thu-co-tu-cung-nen-tham-khao-dieu-tri-tu-bac-si

Bị ung thư cổ tử cung nên tham khảo điều trị từ bác sĩ

Theo tổng hợp của trường Cao đẳng Y Dược HCM, không nên tiêm vắc xin HPV nếu như đang bị mắc các chứng sau đây:

  • Đã nhiễm vi khuẩn HPV. 

  • Không nên tiêm vắc xin HPV nếu nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin.

  • Không nên tiêm vắc xin HPV nếu đang bị sốt cao cấp tính

  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu

  • Bị nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng nên điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin. 

  • Đang dùng thuốc làm loãng máu không nên tiêm vacxin

  • Đang có thai hoặc đang cho con bú không nên tiêm vacxin

Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn loại bỏ được bệnh ung thư cổ tử cung hay các bệnh khác gây ra. Chính vì vậy, bên cạnh việc tiêm vắc xin HPV đúng lịch định kỳ, chị em cũng cần kết hợp tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ giảm giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải liên quan đến căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Trong thời gian tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thể quan hệ được nếu như bạn có sức khỏe tốt. Còn để an toàn nên hạn chế một thời gian. Chị em cũng có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.

Các tác dụng phụ thường gặp nếu tiêm vắc xin HPV

Vắc xin HPV tuy được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và rất an toàn, tuy nhiên cũng có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:

  • Người tiêm vacxin sẽ đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm nhưng sẽ giảm dần và hết sau một thời gian ngắn.

  • Ngất xỉu

  • Sốt nhẹ

  • Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi

  • Tiêu chảy

  • Buồn nôn, nôn

  • Mọi người nên tham gia theo dõi 30 phút sau khi tham gia tiêm vacxin

Tuy nhiên các chứng minh cho thấy các tác dụng phụ này cũng ít xảy ra và các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em phụ nữ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là một việc rất cần thiết đối với chị em phụ nữ, vì đây là căn bệnh nguy hiểm khó chữa trị, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi người. Các chị em nên lưu ý về thời điểm tiêm ở độ tuổi phù hợp nhất để đạt hiệu quả như mong đợi.

Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng 2 loại vacxin phòng virus HPV là (GACDASIL và CERVARIX). đối tượng tiêm trẻ em gái và phụ nữ độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, lịch tiêm 3 mũi: 0, 1, 6.