Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vai trò của định lượng creatinin trong máu


Creatinin là căn cứ quan trọng để đánh giá chính xác chức năng thận của bệnh nhân. Creatinin máu là sản phẩm dị hóa của creatine phosphate. Creatinin sẽ được đánh giá thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Creatinin là chất gì?

Định lượng Creatinin là căn cứ quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá chính xác chức năng thận của bệnh nhân. Creatinin có nguồn gốc nội sinh là từ gan, thận, tụy và nguồn gốc ngoại sinh là từ thức ăn. Xét nghiệm định lượng creatinin trong máu sẽ giúp chúng ta biết được các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong đó có suy giảm chức năng thận.

creatinin-se-duoc-danh-gia-thong-qua-xet-nghiem-mau-hoac-nuoc-tieu

Creatinin sẽ được đánh giá thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, Creatinin là sản phẩm của sự hao mòn Creatin trên các cơ bắp của cơ thể. Creatinin nội sinh chủ yếu từ gan, thận và tụy, được tổng hợp từ Arginin và Methionin. Creatinin máu là sản phẩm dị hóa của creatine phosphate. Creatinin được đào thải qua thận nên nồng độ của Creatinin sẽ cho thấy chính xác chức năng lọc của thận.

Mỗi người đều có Creatinin trong máu. Creatinin là sản phẩm của phản ứng phân hủy Creatin. 

Vai trò của Creatinin

Creatinin là sản phẩm của sự hao mòn Creatin trên các cơ bắp của cơ thể. Thận duy trì Creatinin trong máu ở một phạm vi bình thường. Vì vậy, nồng độ Creatinin máu bình thường không đổi nếu như các chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường. Những rối loạn ở thận như hoại tử ống thận cấp tính, tắc nghẽn đường nước tiểu, viêm cầu thận, viêm bể thận khiến Creatinin tăng bất thường. Mức độ Creatinin tăng cao thể hiện mắc bệnh thận, hoặc tình trạng chức năng thận suy yếu.

Sau bữa ăn, thường chỉ số Creatinin sẽ tăng nhẹ, đặc biệt là sau khi ăn lượng lớn protein.

Nguyên nhân gây thay đổi nồng độ creatinin máu

  • Tăng nồng độ creatinin máu chỉ gặp ở những người mắc bệnh lý về thận.

  • Suy thận nguồn gốc trước thận do suy tim mất bù, mất nước

  • Xuất huyết, hẹp động mạch thận

  • Suy thận nguồn gốc tại thận do: đái tháo đường, viêm cầu thận, tổn thương cầu thận gặp trong bệnh cao huyết áp, bệnh Berger (lắng đọng các IgA tại cầu thận)

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

  • Tổn thương ống thận: sỏi thận, viêm bể thận, tăng canxi máu, tăng acid uric, đa u tủy xương, viêm nhú thận

  • Suy nguồn gốc sau thận: sỏi thận

  • U tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, u bàng quang

  • Suy dinh dưỡng nặng.

  • Phụ nữ có thai.

  • Máu bị hòa loãng.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin?

  • Khi thận bị suy yếu bởi bất kỳ lý do nào do khả năng thanh thải Creatinin của thận kém đi, mức độ Creatinin trong máu của bệnh nhân sẽ tăng lên

  • Mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ, chán ăn

  • Nước tiểu nhiều bọt, có máu hoặc có màu cà phê

  • Giảm lượng nước tiểu

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có dịch tiết bất thường trong khi tiểu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng thận

  • Sưng, phù ở vùng mặt, bụng, đùi, mắt cá chân

  • Đau vùng hông lưng, dưới khung sườn, gần vị trí thận

  • Có sự thay đổi về thói quen đi tiểu, tiểu đêm

  • Tần suất thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin máu hay thưa còn tùy thuộc vào bệnh lý

  • Người mắc bệnh thận nên đo nồng độ Creatinin thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe

  • Bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin tối thiểu 1 lần/năm

  • Người mắc bệnh có thể ảnh hưởng tới chức năng thận như đang dùng thuốc có tác dụng phụ tới thận, tăng huyết áp, tiểu đường, ,... cũng được khuyên nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin

Nồng độ Creatinin bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ Creatinin trong cả nước tiểu và máu sẽ được xác định và so sánh.

Định lượng Creatinin máu ở nữ giới khỏe mạnh là 0.5-1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI)

Định lượng Creatinin máu ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI).

Chỉ số Creatinin còn phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể

Người cao tuổi giảm khối lượng cơ có thể giảm nồng độ Creatinin.

Định lượng Creatinin máu vị thành niên có nồng độ Creatinin là 0.5-1.0 mg/dl, trẻ em là 0.3-0.7 mg/dl, trẻ nhỏ là 0.2-0.4 mg/dl

Định lượng Creatinin máu ở trẻ sơ sinh là 0.3-1.2 mg/dl.

Khi nào cần xét nghiệm định lượng creatinin máu?

Xét nghiệm định lượng creatinin máu thường được chỉ định để chẩn đoán suy giảm chức năng thận. Xét nghiệm định lượng creatinin máu này cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm để nắm bắt được tình trạng cơ thể.

xet-nghiem-dinh-luong-creatinin-mau-duoc-chi-dinh-de-chan-doan-suy-giam-chuc-nang-than

Xét nghiệm định lượng creatinin máu được chỉ định để chẩn đoán suy giảm chức năng thận

Những người có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận cần thực hiện ngay xét nghiệm định lượng creatinin máu. Một trong các dấu hiệu bao gồm:

  • Sưng hoặc phù mặt, bụng, đùi, mắt cá chân, đặc biệt là vùng xung quanh mắt

  • Đau bên hông, dưới khung sườn

  • Người mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khó tập trung;

  • Đái ra máu

  • Tăng huyết áp.

  • Nước tiểu sẫm màu giống màu cafe

  • Giảm lượng nước tiểu

  • Bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinintối thiểu 1 lần/năm

  • Người mắc bệnh thận nên đo nồng độ Creatininthường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe

  • Người mắc bệnh có thể ảnh hưởng tới chức năng thận như tiểu đường, đang dùng thuốc có tác dụng phụ tới thận, tăng huyết áp nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin.

Một số trường hợp khiến định lượng creatinin máu tăng như:

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: cơ thể mất nước, suy tim mất bù, ảnh hưởng của thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu

  • Huyết áp cao, tiểu đường

  • Suy thận do nguồn gốc tại thận

  • Viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống

  • Lắng đọng lgA tại cầu thận, thoái hóa thận dạng tinh bột

  • Sỏi thận, u xơ tử cung, xơ hóa sau phúc mạc

  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: ung thư tiền liệt tuyến

  • Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh viêm bể thận, hoại tử ống thận cấp tính, giảm lưu lượng máu tới thận viêm cầu thận, suy thận cấp và mạn tính, xơ vữa động mạch, suy tim sung huyết, sốc, mất nước

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu, tiểu đường căn nguyên do thận tiêu cơ vân, sưng thận, cường giáp

  • Dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc hạ huyết áp, cao huyết áp

  • Hẹp động mạch thận, chứng to đầu chi, chứng khổng lồ,

  • Tiểu đường, thoái hóa thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống

  • Đa u tủy xương, nhiễm độc thận

  • Ung thư tiền liệt tuyến, khối u bàng quang, khối u tử cung

  • Xơ hóa sau phúc mạc

  • Suy nhược cơ thể, bệnh gan mạn tính, giảm khối lượng cơ

  • Giảm nồng độ Creatinin: suy cơ, loạn dưỡng cơ bắp

  • Dùng thuốc chống động kinh

Xét nghiệm định lượng Creatinin đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý ở thận. Vì vậy nếu như có nguy cơ cao mắc bệnh thận bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm nồng độ Creatinin.