Ung thư xương bệnh lý nghiêm trọng, có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả những người trẻ. Do đó cần tìm hiểu về những biểu hiện để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.
Ung thư xương có chữa được không?
Ung thư xương là bệnh gì?
Ung thư xương là bệnh mà khối u dữ xuất hiện trong xương (cũng có thể u lành tính). Nếu để di căn sang các mô xương khác thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại ung thư xương
Có 3 loại bệnh ung thư xương phổ biến:
- Sarcoma xương: vị trí xuất hiện là ở các mô xương ở đầu gối hoặc cánh tay (mô xương có cấu trúc tương tự như xương nhung ít khoáng chất hơn)
- Sarcoma sụn: xuất hiện tế bào ung thư ở mô sụn ở đùi, xương chậu, vai;
- Ewing Sarcoma (ESFTs): xảy ra ở xương hoặc ở mô mềm; thường thấy ở dọc xương chậu, xương sống phần cẳng chân, cánh tay.
Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư xương
Ung thư xương thường phát triển qua 4 giai đoạn, giai đoạn cuối là nguy hiểm tính mạng nhất.
- Giai đoạn I: các tế bào ung thư không có dấu hiệu lây lan sang các bộ phận khác, nó cũng ít gây hại và chưa chen lẫn với các tế bào bình thường khác;
- Giai đoạn II: các khối u dần phát triển nhưng vẫn chưa lan truyền, chỉ giới hạn ở xương.
- Giai đoạn III: tế bào ung thư bắt đầu hiện ra ở nhiều vị trí khác nhau của xương.
- Giai đoạn IV: khối u bắt đầu di căn từ xương sang bộ phận khác với tốc độ nhanh chóng và cạnh tranh khốc liệt với những tế bào bình thường gây đau đớn cho cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh ung thư xương
Biểu hiện hay gặp nhất của ung thư xương là đau. Ngoài ra, các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc ung thư xương là:
- Dễ bị gãy xương;
- Mệt mỏi; sút cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng khác không được nhắc đến trong bài viết này. Hãy đi khám sức khỏe nếu thấy có phản ứng bất thường theo chiều hướng có hại.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Dấu hiệu tố cáo bạn mắc ung thư xương
Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương có nhiều nhưng hay gặp nhất là do di truyền. Nếu gia đình có người thân bị mắc bệnh thì nguy cơ càng cao. Trong các loại bệnh ung thư thì bệnh ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm 1 %. Những người trong độ tuổi từ 10 đến 19, (nhưng có khi cả 40 tuổi) và nam giới thường dễ mắc bệnh hơn nữ.
Yếu tố khiến nguy cơ mắc ung thư xương tăng:
- Gen di truyền: do nguyên nhân chính là di truyền nên những người có người thân bị bệnh thì rất có khả năng mắc bệnh.
- Làm việc với môi trường có nhiều chất nhiễm phóng xạ,…
Cách chẩn đoán và biện pháp điều trị hiệu quả
Kỹ thuật chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh ung thư xương bằng kỹ thuật Y tế sau:
- Thu thập thông tin: hỏi tiểu sử, tiền sử gia đình
- Xét nghiệm lâm sàng:
- Chụp X-Quang: nhìn được hình ảnh của xương, nếu xuất hiện những đoạn xương không lành lặn, có lỗ hoặc khối u trong tủy,…Sau đó sinh thiết để xác định chính xác hơn.
- Phóng xạ: bác sĩ sẽ tiêm vào máu một chất phóng xạ để chúng đi vào xương sau đó sẽ chụp được hình ảnh xương vào máy xạ hình. Nhìn vào hình ảnh đó thì chẩn đoán được bệnh.
- Chụp hình cắt lớp (CT scan): dùng tia X chiếu vào nhiều góc khác nhau, cách này có nhiều ưu điểm hơn so với việc chụp X-Quang;
- Cộng hưởng từ (MRI): tương tự như chụp X-Quang nhưng các bác sĩ sẽ dùng nam châm để kết nối với máy tính;
- Chụp Positron cắt lớp (PET): tương tự như phóng xạ nhưng thay chất phóng xạ bằng glucose, khi đi vào máu sẽ di chuyển đến xương rồi hình ảnh sẽ được ghi lại bằng máy làm căn cứ để kết luận bệnh.
Ưng thư xương có chữa được không?
Khi nhắc đến bệnh ung thư thì đa số đều sợ hãi, lo lắng không biết có chữa được không hay phải chấp nhận số phận. Thế nhưng, ung thư xương nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì vẫn có thể chữa khỏi. Mỗi loại bệnh có một cách điều trị khác nhau nhưng vẫn có thể kết hợp nhiều liệu pháp trong cùng một bệnh, miễn phù hợp để mang lại hiệu quả nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật: nhờ những kỹ thuật tiến bộ của Y khoa mà những khối u ác tính sẽ được loại bỏ nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần nhiều thời gian để phục hồi sau khi mổ.
- Hóa trị: kết hợp những loại thuốc có tác dụng triệt tiêu tế bào ung thư để điều trị cho bệnh nhân.
- Xạ trị: phương pháp này dùng tia X để diệt khối u, cũng có thể kết hợp với liệu pháp phẫu thuật nhưng cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng sau phẫu thuật.
- Cắt lạnh: bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch nitơ để làm tê liệt các tế bào ung thư. Phương pháp này khá hiểu quả mà đỡ tốn kém.
Nguyên tắc phòng và chữa bệnh ung thư xương
Để nhanh khỏi cũng như để đề phòng bệnh ung thư xương nguy hiểm này thì cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch dành cho bệnh nhân nhưng cũng tốt cho người bình thường:
- Bổ sung kiến thức: ngoài những thông tin vừa chia sẻ ở trên thì nên đọc nhiều sách báo, xem nhiều chương trình sức khỏe trên ti vi hay nghe đài để hiểu hơn về mối nguy hiểm của bệnh, từ đó tăng thêm ý thức để sẵn sàng đối mặt với nó.
- Giữ tâm lý ổn định
- Sức khỏe tinh thần có thể quyết định được thể chất. Do đó, hãy giữ cho bản thân luôn trong trạng thái lạc quan, yêu đời qua nhiều cách khác nhau:
- Xem phim, nghe nhạc, đọc sách
- Làm việc mình thích
- Đi chơi, du lịch nhiều hơn
- Tin tưởng sẽ có phép màu giúp bạn chiến thắng bệnh tật
Tóm lại, ung thư xương là bệnh tuy hiếm gặp nhưng lại có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau. Do đó, mọi người hãy cảnh giác đề phòng vì nó có thể xuất hiện vào một giờ nào đó mà chúng ta không ngờ.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/