Ung thư gan là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Đáng chú ý là những triệu chứng ung thư gan thường khởi phát rất âm thầm, do vậy khi phát hiện thì tình trạng bệnh thường khá nặng. Do vậy người bệnh cần phải nắm được những thông tin về bệnh ung thư gan dưới đây để phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh ung thư gan đánh giá là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với khoảng 700.000 người trên thế giới được chẩn đoán mỗi năm. Trong khi đó thì bệnh ung thư gan tại Việt Nam đứng hàng đầu phát hiện ở cả nam và nữ. Một trong những nguyên nhân chính là người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng khởi phát ban đầu từ đó khiến cho bệnh càng phát triển nặng. Đó là lý do mà mỗi người cần nắm được kiến thức về bệnh ung thư gan để phát hiện sớm ra bệnh.
Bệnh ung thư gan là gì?
Bệnh ung thư gan là gì? Ung thư gan là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát những tế bào tại gan. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tùy thuộc vào nguồn gốc của các khối u ác tính, bệnh ung thư gan có thể được chia thành 2 dạng: ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Cụ thể như sau:
>>Xem thêm: Thuốc Cephalexin có tác dụng gì? Thuốc được chỉ định trong trường hợp nào?
- Ung thư gan nguyên phát: Tình trạng bệnh lý này xảy ra khi những tế bào của gan phát triển bất thường, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Tình trạng này có thể sẽ lan rộng sang những vùng gan khác hay một số cơ quan bên ngoài gan. Hiện nay thì căn bệnh ung thư gan ác tính này được chia thành 3 loại chính: ung thư nguyên bào gan, ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan) và ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan).
- Ung thư gan thứ phát: Tình trạng bệnh lý này thường xuất hiện khối u ở gan tuy nhiên khối u này thường do những tế bào ung thư trên bộ phận của cơ thể bị lây lan sang gan. Trong đó bao gồm khối u vú, phổi, dạ dày, túi mật, tuyến tụy đại tràng, tuyến tụy,...
Khi bị ung thư gan sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của gan giúp chúng không thể thực hiện được: sản xuất mật, chuyển hóa và hấp thu Bilirubin, chuyển hóa chất béo, hỗ trợ quá trình đông máu, chuyển hóa carbohydrate, lọc máu, sản xuất albumin, hỗ trợ chuyển hóa protein, lưu trữ vitamin và khoáng chất… Điều này lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết ung thư gan dễ nhận biết
Những triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện bởi nó rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác trong cơ thể. Theo đó thì các bác sĩ thường khuyến cáo các bạn nên chú ý đến những triệu chứng bất thường sau:
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.
- Nhanh no và thường xuyên bị đầy hơi sau khi ăn
- Sốt cao đột ngột
- Đau vùng bụng phải hoặc bên trên
- Ra nhiều mồ hôi, ớn lạnh
- Làn da đen sạm nguyên nhân do bị suy giảm chức năng chuyển hóa Melanin trong gan.
Khi những triệu chứng trên không được kiểm soát thì người bệnh sẽ đối diện với những dấu hiệu suy gian giai đoạn cuối:
- Những cơn đau tại hạ sườn phải xuất hiện ngày càng tăng.
- Xuất hiện khối u, gan nở to mà bạn có thể sờ thấy.
- Ứ dịch tích tụ bên trong gây trướng bụng.
- Xuất hiện tình trạng ngứa da (do tăng lượng bilirubin trong máu).
- Vàng da, vàng mắt
- Đi ngoài phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
- Bị chảy máu bất thường gây xuất huyết dưới da và chảy máu lợi ở răng.
- Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ung thư gan
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được những nguyên nhân ung thư gan. Tuy nhiên một số báo cáo cho biết ung thư gan có thể do những yếu tố làm tăng nguy cơ dưới đây:
Xơ gan
Xơ gan gây ra sự hình thành những mô sẹo. Đây là hậu quả của một số bệnh như chứng nghiện rượu, viêm gan, hay gan nhiễm mỡ. sự hình thành mô sẹo phát triển khiến cho gan đang cố gắng tự liền sẹo bằng cách hình thành những các tế bào mới. Sự hình thành các tế bào mới càng nhiều thì càng tăng nguy cơ đột biến hình thành những khối u, làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
Viêm gan B và viêm gan C
Viêm gan virus xảy ra khi gan bị viêm nhiễm hay cũng có thể bị hoại tử cấp tính hoặc mạn tính do mắc phải virus. Hiện nay đã phát hiện ra khoảng 6 loại virus gây viêm gan trong đó phải kể đến virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Còn tại Việt Nam thì phố biến nhất là gan nhiễm virus B và C có nguy cơ gây xơ gan, ung thư gan.
Đa số những bệnh nhân bị viêm gan B và C thì rất khó phát hiện triệu chứng ngay từ giai đoạn đầu, lâu dần sẽ làm cho chức năng gan bị tổn thương trong nhiều năm. Phải đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn xơ gan, ung thư gan, thì những triệu chứn bệnh mới thể hiện rõ ràng.
Rượu, bia
Một số nghiên cứu cho thấy chỉ 10% trong tổng số lượng cồn vào cơ thể được đào thải qua mồ hôi, đường tiểu hay hơi thở, còn lại có khoảng 90% đi thẳng đến gan. Theo đó thì các tế bào gan đảm nhiệm chức năng xử lý đồng thời khử độc chất cồn từ rượu bia. Trường hợp nồng độ cồn vượt mức, khiên cho tế bào gan phải hoạt động quá tải khiến cho cồn trong bia rượu chuyển hóa thành acetaldehyde. Dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết đây là chất độc có thể làm phá hủy tế bào gan, dẫn đến ung thư gan.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư gan:
- Giới tính: Việc sử dụng quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá hay làm việc căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân khiến cho nên nam giới có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn nữ giới.
- Di truyền: Bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị ung thư gan (cùng huyết thống) cũng nguy cơ ung thư gan sẽ cao hơn.
- Thực phẩm bẩn: Với những thực phẩm không được bảo quản tốt có thể sinh ra nấm, mốc. Trong đó có một số nấm sinh ra Aflatoxin – một chất gây ung thư cực mạnh trong cơ thể con người.
- Ô nhiễm môi trường: Với những người đang tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hay chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư gan như thế nào?
Một số biện pháp chẩn đoán ung thư gan:
- Thăm khám qua những biểu hiện lâm sàng.
- Chẩn đoán hình ảnh: biện pháp siêu âm giúp phát hiện khối u >1cm chẩn đoán xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay chụp cộng hưởng từ MRI hay cắt lớp vi tính CT-Scan từ đó giúp quan sát khối u rõ để đánh giá mức độ tổn thương gan chính xác hơn.
- Các chỉ dấu sinh hóa: AFP-L3, a-fetoprotein (AFP), DCP hay PIVKA II...
Việc điều trị bệnh ung thư gan không hề dễ dàng. Bởi nếu như bạn điều trị không đúng cách hay không kịp thời cũng có thể khiến cho những tế bào đột biến ở gan ngày càng phát triển và lan rộng đến các cơ quan khác trên cơ thể . Cụ thể như các khối u có thể lan đến hạch bạch huyết lân cận, xương, phổi.
Ung thư gan nếu phát hiện muộn trên 5 năm thì khả năng của bệnh nhân càng thấp, cụ thể:
- Ung thư gan giai đoạn đầu: Xuất hiện khối u khu trú trong gan, khiến cho việc điều trị không quá phức tạp có thể giúp người bệnh tăng cơ hội sống trên 5 năm lên đến 31%.
- Ung thư giai đoạn 2: Khi khối u xâm lấn vào các mạch máu, sau đó có thể lan rộng đến các mô trong gan. Điều trị giai đoạn này thì cơ hội sống trên 5 năm chỉ khoảng 19%.
- Ung thư giai đoạn 3: Cơ hội sống trên 5 năm giảm xuống còn 11%.
- Ung thư gan giai đoạn cuối: Thời gian sống trên 5 năm chỉ còn 3%.
Tùy vào sự phát triển của khối ung thư gan có thể khiến cho kích thước, vị trí và số lượng khối u ở mỗi người khác nhau. Còn phụ thuộc chính vào tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác, theo đó bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp sau:
- Khối u còn nhỏ: chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u, ghép gan hoặc cắt gan.
- Khối u kích thước lớn: một số biện pháp làm giảm kích thước khối u như xạ trị, nút mạch hóa chất, đốt khối u gan bằng sóng cao tần, hóa trị vi sóng, tiêm cồn, nút mạch hóa dầu, điều trị liệu pháp trúng đích sinh học…
- Khối u lớn, xâm lấn di căn: chỉ định phương pháp hoá tắc mạch hoặc xạ trị chiếu trong chọn lọc…
Với những chia sẻ dưới đây về ung thư gan hi vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về ung thư gan. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!