Ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là những sự thật đáng sợ về căn bệnh này.
Ung thư bàng quang chính là sự phát triển bất thường của các tế bào ung thư làm các mô và cơ quan khác bị hủy hoại. Những loại ung thư phổ biến như: ung thư phổi, ung thư máu, u não, ung thư họng, ung thư bàng quang,…Các triệu chứng có thể khác nhau do cấu trúc giải phẫu của mỗi người một khác.
Ung thư bàng quang có nguy hiểm không?
Những sự thật đáng sợ của bệnh ung thư bàng quang
Dấu hiệu không rõ ràng
Nếu như các loại bệnh ung thư khác thường có những biểu hiện rõ ràng thì ung thư bàng quang lại rất khó có thể nhận biết, dễ bị nhầm với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Để chẩn đoán chính xác bệnh này thì chỉ có cách đến bệnh viện để làm các thủ tục xét nghiệm máu và nước tiểu.
Phụ nữ dễ bị tử vong hơn
Mặc dù số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới bị bệnh ung thư bàng quang cao hơn so với nữ nhưng ngược lại tỷ lệ tử vong ở nữ lại cao hơn nhiều so với nam. Điều này được lý giải là do các biểu hiện ở phụ nữ khó nhận biết, đến khi phát hiện ra thì đã sang giai đoạn cuối, không thể chữa trị kịp thời.
Người hút thuốc dễ mắc hơn
Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ra ung thư phổi mà còn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư àng quang vì các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ kích hoạt các tế bào ung thư trong bàng quang phát triển.
Dấu hiệu tương tự như nhiễm trùng đường tiểu
Tuy đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh ung thư bàng quang nhưng không được lơ là hoặc bỏ qua dấu hiệu của bệnh này, nhất là đối với phụ nữ. Vì thế nếu thấy mình bị nhiễm trùng đường tiểu quá lâu thì nên đi khám khẩn trương vì có thể bạn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm hơn.
Có khả năng di truyền
Nếu người thân của bạn bị ung thư bàng quang thì nguy cơ bạn mắc phải cao hơn ở những người bình thường. Vì vậy nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì nên chủ động đi khám, sàng lọc định kì để phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.
Gây vô sinh
Ngay cả khi đã được điều trị thành công thì bệnh nhân bị ung thư bàng quang vẫn có nguy cơ bị vô sinh vì các hóa chất độc hại trong quá trình điều trị bệnh có thể tác động không tốt đến trứng cũng như các hooc môn sinh sản.
Xuất huyết bất thường
Tuy hiếm gặp nhưng xuất huyết có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc bệnh ung thư bàng quang. Vì thế khi có những dấu hiệu này thì không được chủ quan mà cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
Những triệu chứng điển hình
Những biểu hiện điển hình nhất của bệnh ung thư bàng quang là khó đi tiểu hoặc đa rát khi đi tiểu, bên trong âm đạo bị nóng lên, nước tiểu có màu bất thường, đi tiểu nhiều hơn, thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Ung thư bàng quang gây ra chứng đi tiểu nhiều
Biện pháp điều trị
Cách điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp như phóng xạ, hóa trị liệu, phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư bàng quang phổ biến nhất. Các loại phẫu thuật tùy thuộc vào từng mức độ và giai đoạn cụ thể.
Cắt u qua đường niệu đạo: liệu pháp này phù hợp để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn sớm khi các tế bào còn cạn nên có thể cắt bỏ qua đường niệu đạo. Ban đầu các bác sĩ sẽ gây mê rồi ác sĩ có thể điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc liệu pháp sinh học.
Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Đó là cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.
Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Lựa chọn loại phẫu thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.
Điều trị bằng tia xạ:
Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật. Có hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư bàng quang: Chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.
Hóa trị liệu:
Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Liệu pháp sinh học:
Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao. Vì thế, những người sống sót sau ung thư bàng quang nên được thử nghiệm theo dõi để phát hiện ung thư tái phát nhiều năm sau khi chấm dứt điều trị.
Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/