Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ung thư bạch cầu có điều trị được không?


Ung thư bạch cầu chính là ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu, xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu tăng cao. Đây là một căn bệnh ác tính, rất dễ tử vong. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị được.

Bệnh ung thư bạch cầu Bệnh ung thư bạch cầu là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

Nguyên nhân gây ra ung thư bạch cầu chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể do những tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường như ô nhiễm hoặc chất phóng xạ. Ngoài ra, bệnh này có thể là do di truyền.

Vai trò của bạch cầu là là nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể, khi các tế bào này gia tăng đột biến sẽ khiến chúng bị thiếu thức ăn dẫn đến ăn hồng cầu. Khi đó, người bệnh sẽ thiếu hồng cầu, thiếu máu, có nguy cơ bị tử vong nếu không được cung cấp kịp thời. Đây là loại bệnh ung thư ác tính nhưng không có khối u.

Bệnh bạch cầu hình thành như thế nào?

Nói chung, bệnh xảy ra khi một số tế bào máu bị đột biến DNA và một số bất thường nhất định làm cho tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường sẽ chết.

Theo thời gian, các tế bào bất thường này có thể lấn át các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, dẫn đến các tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh ít hơn, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh bạch cầu được phân loại như thế nào?

Các bác sĩ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển của nó và loại tế bào liên quan.

Dựa vào tốc độ phát triển sẽ có:

  • Cấp tính: các tế bào máu bất thường là các tế bào máu chưa trưởng thành. Chúng không thể thực hiện các chức năng bình thường và chúng nhân lên nhanh chóng đòi hỏi phải điều trị tích cực, kịp thời.
  • Mãn tính: liên quan đến các tế bào máu trưởng thành hơn, phát triển trong một thời gian dài, thậm chí kéo đến mấy năm.

Dựa vào loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng:

  • Lympho: tác động đến các tế bào bạch huyết (tế bào lympho), hình thành mô/ hạch bạch huyết.
  • Bệnh bạch cầu tủy: tác động đến các tế bào tủy

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Tiền sử gia đình
  • Hút thuốc
  • Rối loạn di truyền như hội chứng Down
  • Rối loạn máu
  • Điều trị ung thư trước đây bằng hóa trị hoặc xạ trị
  • Tiếp xúc nhiều với chất phóng xạ và các chất độc hại.

Các triệu chứng của bệnh ung thư bạch cầu là gì?

Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư bạch cầu gồm:

  • Mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Mệt mỏi và yếu đuối
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Đau xương
  • Sưng hạch bạch huyết (đặc biệt là ở cổ và nách)
  • Gan hoặc lá lách bị mở rộng
  • Xuất hiện nhiều đốm đỏ trên da
  • Dễ chảy máu và dễ bầm tím
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Bệnh này cũng có thể gây ra các triệu chứng trong các cơ quan đã bị xâm nhập hoặc bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư. Ví dụ, nếu ung thư lan đến hệ thống thần kinh trung ương, nó có thể gây đau đầu , buồn nôn và nôn, nhầm lẫn, mất kiểm soát cơ bắp và co giật .

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Bệnh ung thư bạch cầu có chữa được không?Bệnh ung thư bạch cầu có chữa được không?

Chẩn đoán & điều trị bệnh bạch cầu

Chẩn đoán

Các kỹ thuật Y tế dùng để xác định bệnh bao gồm:

Xét nghiệm: Có một số xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh bạch cầu. Máu bao gồm các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Khi được soi dưới kính hiển vi sẽ thấy được những bất thường về màu sắc, hình dạng của nó.

Sinh thiết mô có thể được lấy từ tủy xương hoặc các hạch bạch huyết để tìm kiếm bằng chứng về bệnh. Điều này có thể xác định loại bệnh bạch cũng như tốc độ tăng trưởng của nó. Sinh thiết của các cơ quan khác như gan và lá lách có thể cho thấy nếu ung thư đã lan rộng.

Một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng để đánh giá sự tiến triển của bệnh:

  • Dòng tế bào học kiểm tra DNA của các tế bào ung thư và xác định tốc độ tăng trưởng của chúng.
  • Xét nghiệm về chức năng gan cho thấy mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư bạch cầu với gan.
  • Chọc dò thắt lưng được thực hiện bằng cách chèn một cây kim mỏng giữa các đốt sống của lưng dưới. Điều này cho phép thu thập chất lỏng ở cột sống và xác định xem ung thư đã lan đến hệ thống thần kinh trung ương chưa .
  • Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như tia X , siêu âm và CT scan , giúp các bác sĩ tìm kiếm bất kỳ tổn thương nào đối với các cơ quan khác  do bệnh này.

Điều trị

Bệnh ung thư bạch cầu thường được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa huyết học, chuyên về rối loạn máu và ung thư và phụ thuộc vào loại, giai đoạn của ung thư. Một số dạng bệnh bạch cầu phát triển chậm và không cần chữa ngay lập tức.

  • Hóa trị, sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh, có thể dùng một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp các loại thuốc khác nhau.
  • Xạ trị, sử dụng bức xạ năng lượng cao để làm hỏng các tế bào bạch cầu và ức chế sự phát triển của chúng. Bức xạ có thể được áp dụng cho một vùng hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Ghép tế bào gốc thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh từ bản thân hoặc nhận tạng của người khác. Cách này được gọi là ghép tủy xương.
  • Liệu pháp sinh học giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

Tóm lại ung thư bệnh cầu là loại bệnh ung thư máu nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe, khám định kì thường xuyên là một trong những cách tốt nhất giúp mọi người phát hiện và chữa trị ngay từ khi còn sớm.

Cao đẳng Y tế Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/