Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trực khuẩn mủ xanh pseudomonas có nguy hiểm không?


Pseudomonas là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, thuộc giống vi khuẩn Pseudomonas. Tác nhân này thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, đặc biệt ở những người suy giảm miễn dịch.

Trực khuẩn mủ xanh là gì?

Trực khuẩn mủ xanh là các mầm bệnh cơ hội thường gây ra các bệnh nhiễm trùng bệnh viện, thuộc giống vi khuẩn Pseudomonas, có dạng hình que nhỏ đặc biệt là ở các bệnh nhân thở máy, các bệnh nhân bị bỏng. Trực khuẩn mủ xanh đứng riêng lẻ, thành đôi hoặc có khi xếp thành chuỗi di động bằng một hoặc nhiều lông ở một đầu (trừ Burkholderia mallei không di động).

Pseudomonas aeruginosa, chuyển hóa năng lượng bằng hình thức oxy hóa carbohydrate, không lên men các loại đường. Chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Chỉ một số loài có khả năng gây bệnh ở người, động vật hoặc thực vật.

pseudomonas-aeruginosa-thuong-ton-tai-nhieu-trong-moi-truong

Pseudomonas aeruginosa thường tồn tại nhiều trong môi trường

Pseudomonas xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội. Trong môi trường tự nhiên, Pseudomonas có thể sống trong đầm lầy, trong đất, và đặc biệt là môi trường ven biển, chúng có thể được tìm thấy trong các dụng cụ y tế, sàn nhà chúng tồn tại trong điều kiện mà ít sinh vật nào có thể chịu được.

Pseudomonas aeruginosa thường tồn tại nhiều trong môi trường bệnh viện và có thể có trên tay của các cán bộ y tế. Trực khuẩn mủ xanh tạo ra một lớp chất nhờn chống lại thực bào dễ lây lan, xâm nhập vào bệnh nhân và gây bệnh. Trực khuẩn mủ xanh có thể sinh sôi trong các loại thuốc nhỏ mắt, xà phòng, bồn rửa, thiết bị hồi sức, những bệnh nhân bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính, giảm bạch cầu bị bỏng hoặc dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Ngoài ra tồn tại nơi ẩm ướt và thậm chí ở trong nước cất.

Hình thể

Pseudomonas là trực khuẩn Gram âm, kích thước thường nhỏ và mảnh, 1,5 - 3 mm di động, có lông ở một đầu, thường họp thành đôi và chuỗi ngắn, rất hiếm khi tạo vỏ và không tạo nha bào.

Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trên môi trường nuôi cấy có pepton, vi khuẩn có thể tiết ra các loại sắc tố sau:

Pyocyanin: là loại sắc tố phenazin có màu xanh lơ, sinh ra thuận lợi trong môi trường tiếp xúc nhiều với không khí.

Có khoảng 5-10% số chủng trực khuẩn mủ xanh không sinh sắc tố.

Pyorubrin: sắc tố màu hồng nhạt

Pyoverdin: là loại sắc tố huỳnh quang, phát màu xanh khi chiếu tia cực tím

Pyomelanin: sắc tố màu nâu đen, chỉ 1- 2% số chủng trực khuẩn mủ xanh sinh sắc tố này.

Trực khuẩn mủ xanh có oxydase dương tính. Sử dụng carbohydrat bằng hình thức oxy hoá có sinh axit như mannitol, glycerol, glucose, arabinose. Lactose âm tính, Citrat simmon dương tính, Urease âm tính, indol âm tính, ADH dương tính; H2S âm tính.

Vi khuẩn có kháng nguyên lông H, tới nay người ta chia trực khuẩn mủ xanh làm 16 type huyết thanh. Không bền với nhiệt và kháng nguyên O chịu nhiệt. Cũng có thể định type thường định typ bacterioxin (pyocin). Kháng nguyên O của trực khuẩn mủ xanh cũng như các trực khuẩn đường ruột, mang nội độc tố bản chất gluxit-lipit- protein.

Mối nguy hiểm do trực khuẩn mủ xanh gây nên

  • Tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra mà có các triệu chứng khác nhau. Pseudomonas aeruginosa khi vào trong cơ thể có thể gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
  • Viêm màng trong tim, viêm tai giữa, viêm màng não. Trong đó có nhiễm trùng máu, là loại nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong rất cao.
  • Nhiễm trùng máu do Pseudomonas aeruginosa gây đau đầu nhẹ nhanh, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, thở, tiêu chảy, giảm đi tiểu.
  • Sốt, ớn lạnh, khó thở, ho
  • Bệnh nhân gồm các triệu chứng như bị viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh
  • Bệnh nhân muốn đi tiểu thường xuyên, khi tiểu bệnh nhân cảm giác đau buốt có mùi khó chịu nước tiểu có màu đây là các triệu chứng thường thấy khi bị do Pseudomonas aeruginosa.
  • Đối với những vết thương hở, trực khuẩn mủ xanh sẽ gây cảm giác đau, tấy đỏ, chảy dịch ở vết thương khiến vết thương bị nhiễm trùng. Trực khuẩn mủ xanh có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết cho bệnh nhân. Nếu tình trạng nhiễm trùng này kéo dài, không được điều trị.
  • bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau tai, chóng mặt và mất phương hướng, mất thính lực đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa.
  • Nhiễm trùng thường xảy ra ở những người mà bị tổn thương như sử dụng kháng sinh dài ngày corticoid hoặc, bỏng nặng hoặc tiêm tĩnh mạch ma túy. Vị trí nhiễm trùng thông thường là đường tiểu và vết thương hở
  • Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện hiếm gặp nhiễm trùng Pseudomonas ở người bình thường trừ nhiễm trùng thứ phát
  • Tại chỗ xâm nhập chúng gây viêm có mủ màu xanh, gây viêm các phủ tạng như các nhiễm trùng nung mủ và những áp xe, cơ thể suy giảm sức đề kháng có thể xâm nhập vào sâu hơn trong cơ thể người.
  • Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ở trẻ mới đẻ viêm màng trong tim, viêm phổi, viêm màng não tuy hiếm nhưng cũng xảy ra hoặc gây bệnh toàn thân
  • Những trường hợp như đẻ non thường bệnh rất trầm trọng nhiễm khuẩn máu thường gây chết xảy ra ở người suy nhược.
  • Những năm gần đây nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh một tác nhân nhiễm trùng bệnh viện đáng lưu ý. Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh sau mổ và bỏng nặng trong những trường hợp đó có thể gây chết. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu có thể vượt quá 80%.

Sự lựa chọn kháng sinh

Số lượng kháng sinh với P.aeruginosa không nhiều bao gồm các thuốc sau:

- Cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidime, cefoperazone).

- Monobactam (aztreonam).

- Antipseudomonal penicillins (ticarcillin, piperacillin).

-Antipseudomonal penicillins với beta-lactamases inhibitor (ticarcillin-clavulanate, piperacillin-tazobactam).

- Fluoroquinolones (ciprofloxacin).

- Carbapenems (imipenem, meropenem).

- Cephalosporin thế hệ 4 (cefepime).

- Aminoglycosides (gentamycin, tobramycin, amikacin) không khuyến cáo sử dụng đơn độc ngoại trừ trong điều trị nhiễm khuẩn đường niệu. Aminoglycosides thường được sử dụng kết hợp với các kháng sinh khác trong điều trị nhiễm khuẩn nặng. Việc phối hợp với kháng sinh kháng pseudomonas trong trường hợp nhiễm khuẩn pseudomonas là cần thiết.

Nguyên tắc điều trị

Các nguyên tắc trong điều trị nhiễm P.aeruginosa nặng:

- Kết hợp điều trị trong vài trường hợp bệnh nhân nguy cơ cao và nhiễm khuẩn nặng.

- Trì hoãn việc điều trị sẽ gia tăng tử suất.

- Tất cả các catheter nhiễm khuẩn phải được rút bỏ, các abscess hoặc tắc nghẽn nên được dẫn lưu hoặc làm thông.

Cách phòng ngừa trực khuẩn mủ xanh

Nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa chủng thường gặp cho thấy vi khuẩn thường kháng với 3 kháng sinh hoặc hơn khó điều trị vì đề kháng với nhiều kháng sinh. Hiện nay thường sử dụng tobramycin, carbenicillin, cefaperazon, ceftazidim amikacin trong điều trị phải làm kháng sinh đồ. Liệu pháp hoạt động và thụ động được sử dụng ở bệnh nhân bỏng với kết quả khá tốt. Nhiễm trùng tại chỗ có thể rửa với 1% axít  axetic. Gần đây miễn dịch hoặc bôi thuốc mỡ Colistin hoặc Polymycin B.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nguồn đất, nguồn nước sinh hoạt
  • Thực hiện nghiêm túc các quy trình khử trùng, tiệt trùng định kỳ.
  • Đảm bảo môi trường bệnh viện luôn sạch sẽ, thoáng mát
  • Thực hiện đúng các thao tác vô trùng để tránh nhiễm chéo bệnh viện.
  • Nạn nhân bị bỏng nặng nên đưa vào phòng cách ly để hạn chế tối đa tiếp xúc tác nhân gây bệnh tiềm ẩn

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp