Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng và cách điều trị bệnh huyết áp thấp


Huyết áp thấp nghĩa là huyết áp (áp lực mà tim phải vượt qua để cung cấp máu) trong cơ thể giảm xuống một cách đột ngột làm máu không đủ, gây chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí là tử vong. Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng để người dân chủ động phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

huyết áp thấp là bệnh gì

Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp được biểu thị bằng 2 số. Trong đó số đầu gọi là huyết áp tâm thu, thường là áp lực khi tim co bóp và đầy máu còn số thứ hai áp lực tâm trương, áp lực khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp.

Huyết áp thấp là gì?

Bệnh huyết áp thấp khá phổ biến, nhất là đối với những người lớn tuổi. Bệnh nhân bị huyết áp thấp khi chỉ số hiển thị dưới 90/60 mg Hg, nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu dưới 90mmHg
  • Huyết áp tâm trương dưới 60mmHg

Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp xảy ra khi máu không được cung cấp đầy đủ cho não và các cơ quan khác gây nên tình trạng:

  • Đau đầu nhức nhối
  • Hoa mắt chóng mặt, ngất
  • Không tập trung, mờ mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Mệt mỏi, nhịp thở nhanh
  • Mệt mỏi, Trầm cảm
  • Khát nước dù uống nhiều

Đối với những người mắc bệnh huuyết áp thấp mạn tính thì các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Nguyên nhân gây ra bệnh khá nhiều, có thể do tập luyện, do thiếu chất dinh dưỡng,...dẫn đến suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp

Những trường hợp sau càng dễ mắc bệnh:

  • Tiền sử bị mất nước
  • Từng bị suy tim, tiểu đường, nghiện rượu, ung thư
  • Mắc các rối loạn về hệ thần kinh

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

huyết áp thấp

Máy đo  giúp bạn kiểm soát mức huyết áp của cơ thể

Cách điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả

Chẩn đoán

Để xác định được có phải mắc huyết áp thấp không hay không thì bác sĩ sẽ xét nghiệm đo huyết áp và nhịp tim ở tư thế nằm hoặc ngồi rồi đứng. Nếu hồng cầu quá ít thì có thể là do thiếu máu. Ngoài ra, xét nghiệm cũng là cách để kiểm tra các thành phần trong máu và nồng độ các chất dịch khác có ở mức bình thường không.

Điều trị

Bởi vì triệu chứng của huyết áp thấp thường chỉ xảy ra một thời điểm nhất định rồi thôi nên rất ít khi các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ở bệnh viện mà thường là kê thuốc cho uống.

  • Thay đổi liều lượng thuốc nếu đó là nguyên nhân gây bệnh huyết áp
  • Tăng hàm lượng muối vào bữa ăn nhưng nếu quá nhiều có thể gây suy tim, nhất là người già.
  • Bổ sung nhiều nước để chống mất nước đồng thời tăng thể tích máu

Lối sống phòng trị bệnh huyết áp thấp

Bệnh nhân có thể kiểm soát các triệu chứng hoặc tiêu diệt mầm mống gây bệnh huyết áp thấp nhờ áp dụng đúng các nguyên tắc trong chế độ sinh hoạt hằng ngày.

- Không đứng dậy nhanh mà từ từ để thêm thời gian thích nghi cho cơ thể. Điều này rất tốt vào sáng sớm khi vừa mới thức dậy, hãy ngồi từ từ và chờ một lúc rồi mới rời khỏi giường. Khi xuống giường, đặt chân ở cạnh giường rồi tiếp tục ngồi thêm một lúc nữa sau đó bám vào một điểm tựa bất kì để đứng dậy nếu thấy hoa mắt chóng mặt.

- Trong những ngày nắng nóng thì không nên làm việc gì quá sức vì nó có thể bị tụt huyết áp ngay cả khi đang đứng.

- Uống đủ nước, nhất là vào những ngày nắng nóng.

- Nằm kê gối cao hơn so với bình thường

- Kiêng rượu bia

Những thực phẩm tốt cho người bị huyết áp thấp

Nước lọc: Nước lọc quan trọng với tất cả mọi người, nhất là những người bị huyết áp thấp. Vì khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì nó sẽ giúp thể tích máu tăng lên, ổn định huyết áp. Ngoài nước lọc thì có thể uống nước dừa, cà phê,…

Nho khô: Nho khô có khả năng duy trì huyết áp ở mức ổn định, từ đó giúp ngăn ngừa chứng tụt huyết áp hiệu quả. Hãy ăn một nắm hạt nho khô khi bụng đói để tăng tác dụng phòng bệnh.

Hạnh nhân: Các chất trong hạnh nhân được chứng minh có tác dụng phòng bệnh huyết áp thấp, tốt cho những người hay mệt mỏi, suy nhược.

Muối chứa sodium: Muối chứa sodium có tác dụng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều muối vì sẽ gây hại cho sức khỏe.

Những thực phẩm không nên ăn

Một số loại thức ăn làm trầm trọng bệnh huyết áp thấp cần biết để đề phòng như:

  • Cà chua: Cà chua càng khiến huyết áp bị giảm do đó nó là “kẻ thù” của những người bị huyết áp thấp. Nếu thường xuyên ăn những món chế biến từ cà chua thì càng dễ bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt hơn.
  • Táo mèo, hạt dẻ nướng
  • Những thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, rau bina, các loại đậu, v.v.

Tóm lại bệnh huyết áp thấp rất dễ nhận biết, chỉ khó ở việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó gây khó khăn cho việc điều trị. Bởi vì chỉ khi điều trị đúng nguyên nhân thì mới chấm dứt tình trạng bệnh còn nếu không thì sẽ có khả năng tái phát. Những bệnh nhân đã được chẩn đoán đúng bệnh thì nên chuẩn bị máy đo huyết áp để theo dõi thường xuyên và đánh giá về tình hình sức khỏe.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/