Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng nhồi máu cơ tim bạn cần biết


Bệnh nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh không có biểu hiện gì đến đột tử tim, ngưng tim. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Vậy, nhồi máu cơ tim là gì?. Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

 Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Theo thống kê, bệnh nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Cần được cung cấp oxy và dưỡng chất liên tục để duy trì sự sống. Nếu như nguồn cung cấp năng lượng này bị gián đoạn thì sẽ có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim có khả năng cao sẽ xảy ra. Một cơn đau tim cơ thể sẽ cảnh báo cho bạn bằng cơn đau thắt ngực khó tả.

Bệnh phát sinh do đâu? Làm thế nào để nhận biết và điều trị kịp thời, hiệu quả?. Nhồi máu cơ tim có thể kéo dài trong nhiều giờ, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng nguy hiểm này.

Bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

Bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể không có biểu hiện gì đến đột tử tim, ngưng tim. Những trường hợp nhồi máu cơ tim thông thường không có triệu chứng chủ yếu là người bệnh tiểu đường. 

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim bao gồm:

-  Đổ mồ hôi lạnh

-  Ngất xỉu, choáng váng

-  Lú lẫn

-  Khó thở, hụt hơi, thở gấp

-  Buồn nôn hoặc nôn

-  Đau thắt ngực: Đau có thể lan tới cổ, hàm, vai, cánh tay, lưng, cảm giác có vật gì đó đè nén, chèn ép ở vùng ngực hoặc phía sau xương ức. Cơn đau thường kéo dài không đỡ khi dùng thuốc.

-  Buồn đi cầu

- Khó chịu ở ngực một số trường hợp, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột và dữ dội. Người mắc bệnh nhồi máu cơ tim đều cảm thấy khó chịu ở vùng giữa ngực, có áp lực đè nặng lên đây cùng một số triệu chứng khó chịu khác. Vì vậy, hãy chú ý đến biểu hiện khác thường của cơ thể nếu bạn cảm thấy cảm giác đau nhẹ ở ngực.

- Khó chịu ở nửa thân trên bao gồm lưng, cổ, cánh tay, hàm hoặc thậm chí là dạ dày.

-Khó thở, hụt hơi, một số trường hợp người bị nhồi máu cơ tim có thể không bộc lộ biểu hiện khó chịu ở ngực

Một vài triệu chứng nhồi máu cơ tim khác như:

  • Hụt hơi
  • Đau đầu chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau lưng và đau hàm
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt buồn nôn
  • Lo âu, thấp thỏm

Theo giảng viên trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu càng sớm càng tốt, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim là gì?

Theo nghiên cứu, bệnh xảy ra khi bên trong động mạch vành xuất hiện tình trạng lắng đọng cholesterol. Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim hàng đầu. . Bệnh mạch vành là con đường cung cấp dưỡng chất và oxy chính cho tim. Khi Cholesterol tích tụ quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn hình thành mảng bám trên thành động mạch. Tình trạng này gọi là xơ vữa động mạch.

Sự phát triển của huyết khối trong động mạch cắt đứt lưu lượng hồng cầu đến tim gây tổn thương mao mạch. Khi đó, các tiểu cầu sẽ hình thành nên cục máu đông gây cản trở máu lưu thông.

  • Bệnh nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra nếu cơ thể tích tụ quá nhiều Cholesterol xấu.
  • Theo thống kê, bệnh mạch vành có thể tăng dần theo tuổi tác sau 45 tuổi, sau 55 tuổi, bệnh sử gia đình.
  • Chất béo bão hòa tìm thấy nhiều trong mỡ động vật, cả bơ hay phô mai, và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Yếu tố di truyền có thể liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Chất béo chuyển hóa có trong những thực phẩm chế biến sẵn
  • Béo phì
  • Đàn ông mắc bệnh trước 55 tuổi
  • Phụ nữ mắc bệnh trước 65 tuổi
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Tăng triglyceride
  • Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu có người thân trong gia đình từng bị bệnh tim mạch
  • Chỉ số huyết áp trung bình không quá 120/80mmHg. Nếu kết quả đo vượt qua con số này, bạn có thể đang bị tăng huyết áp.
  • Người bị bệnh tiểu đường có rủi ro cao mắc bệnh mạch vành do lượng đường trong máu quá cao có thể làm tổn thương các mao mạch
  • Theo các chuyên gia, tăng huyết áp dẫn đến hàng loạt các bệnh tim mạch và mạch vành nhồi máu cơ tim
  • Một số yếu tố khác như thường xuyên hút thuốc lá, lười vận động, chế độ ăn uống nhiều chất béo, không khoa học, hay gặp căng thẳng, người đã từng làm phẫu thuật tim hoặc có tiền sử bị tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ và đang nhiễm HIV
  • Lạm dụng chất kích thích như amphetamine hoặc cocaine

Cách giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa tái phát, bạn cần:

  • Phải nghỉ ngơi ít nhất từ 4 - 6 tuần
  • Thay đổi lối sống: luyện tập thể dục, ăn hạn chế chất béo, cholesterol, bỏ thuốc lá, tránh căng thẳng
  • Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh tăng gánh nặng cho tim.
  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin

Nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Do đó nếu bạn gặp các triệu chứng như trên nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả.

Các chuyên gia đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim là nó có thể nhanh chóng kéo theo hàng loạt biến chứng phức tạp khác phát sinh, như: hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, hoàn toàn có khả năng cao dẫn đến tử vong.

nhoi-mau-co-tim-can-duoc-cap-cuu-cang-som-cang-tot

Nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Bệnh nhồi máu cơ tim có chữa được không?

Ngày nay, với nền y học phát triển vượt bậc, cơn đau tim có thể được xử lý một cách hiệu quả bằng các giải pháp khác nhau như:

  • Phẫu thuật bắt cầu mạch vành
  • Tạo hình cơ tim
  • Ghép tim
  • Tạo hình mạch vành
  • Khoan cắt mảng xơ vữa để nong động mạch vành
  • Sử dụng sóng cao tần RFA để loại bỏ một số tế bào cơ tim trong phạm vi nhỏ
  • Đặt stent mạch vành
  • Tái thông mạch máu qua cơ tim (TMR)
  • Phẫu thuật thay van tim nhân tạo
  • Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim
  • Thuốc statin và một số loại tương tự có khả năng giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc làm giãn mạch máu
  • Thuốc chống đông máu
  • Chất chống kết tập tiểu cầu
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin neprilysin
  • Thuốc chẹn beta giao cảm