Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng nhận biết bệnh Crohn và những phương pháp điều trị hiệu quả


Bệnh Corhn là gì? Có dấu hiệu nào để nhận biết các triệu chứng của bệnh? Phương pháp nào để điều trị bệnh?... Các thắc mắc về bệnh Crohn được rất nhiều người quan tâm và muốn được giải đáp. Vậy nhà trường sẽ chia sẻ thông tin đầy đủ ở dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu chung về bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột từng vùng, viêm mãn tính ở đường ruột đi kèm với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột, ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn gây ra ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược, và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm ruột từng vùng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thường thấy bệnh nhân Crohn sẽ thường xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không đủ để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể làm cho hệ thống đường ruột yếu kém cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh Crohn thực quản.

Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các virut xâm nhập làm cho bệnh Crohn phát triển nhanh và dễ lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể.

Gen di truyền: Gen di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Crohn.

benh-crohn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh Crohn

Các triệu chứng của bệnh Crohn

Tùy thuộc bệnh ở giai đoạn nặng hay nhẹ, phát triển dần dần hay đột ngột mà có những triệu chứng khác nhau, thường thì sẽ có các triệu chứng giống như các bệnh viêm loét đường ruột:

  • Tiêu chảy: sự viêm nhiễm làm cho các tế bao trong vùng đường ruột bị ảnh hưởng tiết ra một lượng lớn nước và muối do ruột kết có thể không hoàn toàn hấp thụ chất lỏng dư thừa này mà phát triển thành tiêu chảy.
  • Đau bụng, co thắt ruột: sự viêm loét gây sưng tấy các phần đường ruột, dày lên thành mô sẹo ảnh hưởng đến sự chuyển động bình thường các thành phần quan đường tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến đau và co thắt. Người bị bệnh nhẹ sẽ chỉ gây ra khó chịu đường ruột nhẹ đến vừa phải, những người bị bệnh nặng hơn có thể kèm thêm triệu chứng buồn nôn và ói mửa, đau bụng dưới.
  • Máu trong phân: phân có lẫn máu đỏ tươi hoặc máu sẫm màu trộn với phân
  • Loét: bệnh Crohn có thể gây ra những vét lở trên bề mặt ruột cũng có thể trở thành những vết loét lớn gây thủng thành đường ruột hoặc loét trong miệng,..
  • Giảm thèm ăn, giảm cân: đau bụng, phản ứng viêm trong thành ruột ảnh hưởng đến việc ăn uống, khả năng tiêu thụ và hấp thụ thức ăn.
  • Ngoài ra, bệnh còn có những triệu chứng: sốt , mệt mỏi, viêm khớp, viêm mắt, trẻ em chậm phát triển, chậm phát triển tình dục,…

Có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn khi diễn biến bệnh nặng dần như:

  • Đau bụng;
  • Đi đại tiện có máu trong phân;
  • Tiêu chảy trong vòng 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Sốt kéo dài và có sử dụng thuốc hạ sốt mà vẫn chưa cắt được sốt.

2. Biến chứng bệnh Crohn 

Biến chứng của bệnh Crohn có thể như sau:

  • Loét hậu môn và loét cả miệng. Viêm mãn tính có thể dẫn đến vết loét bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn.
  • Tiêu chảy, đau bụng và chuột rút có thể khiến người bệnh kém ăn hoặc ruột không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh dẫn tới triệu chứng phổ biến là  thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B-12.
  • Ung thư ruột kết. Có bệnh Crohn ảnh hưởng đến đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư đại tràng cho những người không mắc bệnh Crohn nên nội soi đại tràng cứ sau 10 năm bắt đầu ở tuổi 50.
  • Bệnh Crohn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành ruột có thể dẫn đến tắc ruột. Khiến các bộ phận của ruột có thể bị sẹo và hẹp lại, dẫn tới hệ quả là người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột làm tắc đường ống tiêu hóa.
  • Thiếu máu khiến cho người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan.
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn bằng cách ngăn chặn các chức năng của hệ thống miễn dịch có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư nhỏ như ung thư hạch và ung thư da.
benh-crohn
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và đưa ra chỉ định về cách dùng thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch cho phù hợp hơn

3. Điều trị bệnh Crohn như thế nào?

Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn căn bệnh Crohn nhưng các biện pháp chăm sóc và điều trị có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh và thậm chí mang lại sự thuyên giảm lâu dài. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc điều gì không hiểu về phương pháp điều trị có thể hỏi trực tiếp các bác sĩ:

  • Thuốc chống viêm: Các loại  thuốc này làm giảm viêm, nhưng chúng nhắm vào hệ thống miễn dịch của người bệnh nên cũng tạo ra các chất gây viêm. Đối với một số người, nếu kết hợp các loại thuốc này lại thì hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng đơn lẻ một loại thuốc đơn thuần.
  • Thuốc ức chế miễn dịch.
  • Chống tiêu chảy: Một chất thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy nhẹ đến trung bình bằng cách làm tăng số lượng phân lên.
  • Thuốc kháng sinh: có thể làm giảm lượng thoát nước và đôi khi chữa lành lỗ rò và áp xe ở những người mắc bệnh Crohn. Một số nhà nghiên cứu cũng nghĩ rằng thuốc kháng sinh giúp giảm vi khuẩn đường ruột có hại có thể đóng vai trò kích hoạt hệ thống miễn dịch đường ruột, dẫn đến viêm.
  • Thuốc giảm đau: Đối với cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng acetaminophen (Tylenol, các loại khác) - nhưng không phải là thuốc giảm đau thông thường khác, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen natri (Aleve).
  • Bổ sung sắt: Nếu người bệnh bị chảy máu đường ruột mãn tính, có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt và cần phải bổ sung sắt.
  • Bổ sung canxi và vitamin: Bệnh Crohn gây thiếu vitamin B-12, do đó người bệnh có thể được chỉ định tiêm Vitamin B-12, do Vitamin B-12 giúp ngăn ngừa thiếu máu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bình thường và rất cần thiết cho chức năng của dây thần kinh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh Crohn được Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ. Nếu phát hiện ra bất cứ điều bất thường nào trong cơ thể thì bạn nên đến gặp bác sĩ chẩn đoán bệnh ngay để kịp thời chữa trị. Hãy giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh và tươi vui bằng việc tạo cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!