Viêm cơ tim là tình trạng ảnh hưởng đến bộ máy phát nhịp, gây ra các rối loạn nhịp nguy hiểm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Triệu chứng bệnh viêm cơ tim là gì?.
Bệnh viêm cơ tim là gì?
Bệnh viêm cơ tim là viêm các tế bào cơ tim, có thể cục bộ hoặc lan tỏa do tác nhân nhiễm trùng vi khuẩn, nấm. Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến suy tim cấp thậm chí sốc tim, gây bệnh cơ tim giãn suy tim mạn tính sau này. Viêm cơ tim có thể không gây ảnh hưởng gì cho đến gây ảnh hưởng rất nặng nề. Khác với những bệnh lý về tim khác, viêm cơ tim tác nhân gây bệnh có thể là do virus ký sinh trùng, nấm tấn công làm tổn thương tế bào cơ tim. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Các trường hợp nặng, tim có thể bị hoại tử 1 phần gây ra phản ứng viêm và những ảnh hưởng khác giãn mạch, co bóp yếu, suy tim và gây ra đột tử.
Trẻ càng nhỏ nguy cơ biến chứng viêm cơ tim cấp do bệnh lý nhiễm trùng cao biến chứng cũng nặng nề hơn. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị tích cực thì hầu hết đều có cơ hội chữa khỏi. Nhưng nếu phát hiện muộn thì người bệnh dễ bị rối loạn nhịp tim, suy tim sau này điều trị khó có thể phục hồi hoàn toàn.
Điều nguy hiểm của chứng viêm cơ tim cấp đó là khó phát hiện, triệu chứng lâm sàng thường khá nhẹ, khiến người bệnh chủ quan nhầm lẫn với bệnh lý khác. Rất nhiều bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu, toàn thân tím tái, ngất lịm mới được đưa tới bệnh viện các biến chứng sốc tim, trụy mạch tiên lượng xấu.
Nguyên nhân bệnh Viêm cơ tim
Viêm cơ tim do các tác nhân nhiễm trùng:
· Vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, bạch hầu
· Kí sinh trùng: toxoplasma, Trypanosoma cruzi,…
· Virus: coxsackie B, adenovirus, virus viêm gan B, C, HSV, EBV…
· Nấm: candida, aspergillus
Nguyên nhân gây viêm cơ tim chủ yếu là do virus, thường gặp nhất là do virus coxsackie B. Một số loại virus khác như virus parvovirus B19 (virus gây sốt phát ban), gây cảm lạnh thông thường (adenovirus), virus herpes (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), hay virus rubella (gây bệnh sởi) echovirus (virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa), cũng là nguyên nhân tiềm tàng của viêm cơ tim.
Viêm cơ tim có thể xảy ra do các tác nhân không nhiễm trùng như cocaine, CO, bệnh lupus, thuốc nhóm anthracycline (Daunorubicin, Adriamycin), viêm mạch tế bào khổng lồ.
Ngoài ra, bệnh viêm cơ tim cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn, do điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị, ký sinh trùng do tiếp xúc với thuốc gây dị ứng, thuốc chống động kinh; mắc bệnh lupus, viêm động mạch...
Viêm cơ tim có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời
Triệu chứng bệnh viêm cơ tim
Triệu chứng viêm cơ tim các triệu chứng thường gặp của viêm cơ tim có thể từ nhẹ đến rất nặng.
· Dấu hiệu của nhiễm trùng: sốt, cảm cúm, đau mình mẩy
· Các rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất…
· Khó thở tùy mức độ suy tim
· Đau ngực
· Trường hợp nặng có dấu hiệu của sốc tim: chân tay lạnh, tiểu ít, huyết áp tụt, khó thở liên tục, có thể phù phổi cấp.
Đối tượng nguy cơ bệnh viêm cơ tim
Các dấu hiệu viêm cơ tim thường gặp
Viêm cơ tim nhẹ thường không có triệu chứng gì đáng chú ý. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và có ốm yếu, các triệu chứng chung của cơ thể khi nhiễm virus sau đó tự khỏi mà không biết được mình đã bị viêm cơ tim. Người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng trong những trường hợp viêm nặng dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Tức ngực
- Khó thở ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc trong quá trình vận động
- Nhịp tim nhanh bất thường
- Cảm giác mệt mỏi
- Phù nề (tích nước) ở chân, sưng mắt cá chân và bàn chân
- Dấu hiệu và triệu chứng khác như đau đầu, đau nhức cơ thể, đau họng và tiêu chảy.
- Đau khớp, sốt
Viêm cơ tim ở trẻ em thường là bệnh viêm cơ tim cấp tính tiến triển nhanh với các triệu chứng gồm: Sốt, ngất xỉu, khó thở, nhịp thở nhanh nhịp tim nhanh bất thường.
Tiếng tim mờ là triệu chứng xuất hiện sớm của viêm cơ tim.
Cận lâm sàng
- Kỹ thuật khuếch đại chuỗi polymerase có thể phát hiện được bộ gen của virus ở trong tế bào cơ tim xác định được loại virus gây bệnh.
- Tốc độ lắng máu là một trong các xét nghiệm phát trong viêm cơ tim.
- Men tim như creatine phosphokinase, troponine T, CK-MB, SGOT (AST), lactate dehydrogenase, SGPT (ALT) có thể tăng khi viêm cơ tim
- Viêm cơ tim có thể được phát hiện bằng sinh thiết nội tâm mạc. Sinh thiết nội tâm mạc cho biết các nguyên nhân khác của bệnh cơ tim khiếm khuyết ty lạp thể. Kỹ thuật này thường thực hiện bằng thông tim
- Siêu âm tim phát hiện chức năng co bóp của cơ tim bị giảm rõ và thường xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim, hở van hai lá và không có tổn thương của mạch vành cũng như các bất thường bẩm sinh khác.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm cơ tim
Sinh thiết nội mạc cơ tim: là phương tiện hữu ích để chẩn đoán, có thể xác định được bằng chứng viêm cơ tim rõ ràng trên mô bệnh học, tuy nhiên chưa được thực hiện tại Việt Nam
Siêu âm Doppler tim: đánh giá được chức năng tim, các rối loạn vận động vùng do viêm cơ tim, không liên quan đến vùng tưới máu động mạch vành
Điện tâm đồ: thường thấy dấu hiệu ST chênh cong lõm ở nhiều chuyển đạo biểu hiện tình trạng viêm cơ tim màng tim, cần tránh nhầm lẫn với biến đổi ST chênh lên trong nhồi máu cơ tim
Cộng hưởng từ tim: cũng là phương tiện có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên ít thực hiện được trong giai đoạn cấp
Các xét nghiệm máu: ngoài tình các maker nhiễm trùng, đặc biệt cần chú ý đến Troponin T hoặc Troponin I là dấu chứng của hoại tử cơ tim. Dựa vào đó để chẩn đoán được có sự tổn thương cơ tim. Ngoài ra NT-proBNP, lactat máu cũng cần thiết để đánh giá mức độ suy tim, tưới máu cơ quan.
Chụp động mạch vành qua da: ở những bệnh nhân có đau ngực kèm các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, có tăng men tim, cũng cần chụp động mạch vành để loại trừ nhồi máu cơ tim nếu tình trạng cho phép
Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp