Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng bệnh đau đầu Migraine


Nhức đầu Migraine là một vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Bệnh khởi phát là cơn đau đầu rất khó chịu bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng khác do ảnh hưởng của thần kinh.

Đi kèm với đau đầu, trường hợp đau một nửa đầu thường nhói đau. Đau nửa đầu (hay migraine) có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Bệnh nhức đầu Migraine hiện được chia thành 3 nhóm sau:

Đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua

Những bệnh nhân này sẽ có dấu hiệu báo trước trước khi có triệu chứng đau nửa đầu Migraine, ví dụ như nhìn thấy những tia sáng lóe lên.

Đau nửa đầu không có dấu hiệu thoáng qua

Bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau nghiêm trọng và đột ngột. Đây là dạng nhức đầu Migraine phổ biến nhất mà không có dấu hiệu cảnh báo trước.

Đau nửa đầu Migraine có dấu hiệu thoáng qua nhưng không gây nhức đầu

Bệnh nhân có đầy đủ dấu hiệu báo trước hoặc triệu chứng ảnh hưởng khác. Dạng này khá hiếm gặp nhưng không bị đau đầu. Bệnh sẽ tiến triển theo nhiều giai đoạn, càng nặng thì cơn đau đầu càng xuất hiện thường xuyên hơn. Bệnh nhân cần điều trị tích cực giai đoạn cùng các triệu chứng bệnh nghiêm trọng bằng thuốc chăm sóc và nghỉ ngơi mới có thể kiểm soát đau đầu Migraine. 

benh-dau-dau-migraine-pho-bien-o-nu-gioi

Bệnh đau đầu Migraine phổ biến ở nữ giới

Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine

Đau nửa đầu Migraine chưa tìm ra nguyên nhân là một trong những bệnh đau đầu mãn tính gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân cần kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống để hạn chế cơn đau. Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi trưởng thành.

Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine giai đoạn sớm

Đây là giai đoạn kéo dài 1 - 2 ngày đau đầu Migraine. Tùy vào thể bệnh mà người bệnh dấu hiệu cảnh báo hoặc không:

  • Thèm ăn một số món.
  • Thường xuyên ngáp.
  • Táo bón.
  • Có cảm giác khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn.
  • Thay đổi tâm trạng, từ buồn rầu sang hưng phấn bất thường.

Triệu chứng bệnh nhức đầu Migraine điển hình

Bệnh nhức đầu Migraine có thể khởi phát rất sớm. Song đa phần đối tượng mắc bệnh là phụ nữ. Nhức đầu Migraine có 4 giai đoạn tiến triển với đặc điểm triệu chứng là khác nhau. Khởi phát triệu chứng khi trưởng thành, có những bệnh nhân không trải qua tất cả các giai đoạn này.

Triệu chứng nhức đầu Migraine giai đoạn tiền triệu

Dấu hiệu những cơn nhức đầu Migraine báo rõ ràng hơn. Mỗi triệu chứng xuất hiện có thể kéo dài từ vài phút đến 60 phút, bao gồm:

  • Mất thị lực tạm thời.
  • Ảo giác thính giác và khứu giác.
  • Chứng mất khả năng hiểu ngôn ngữ tạm thời.
  • Rối loạn thị giác với nhiều hình dạng khác nhau không có thực
  • Cảm giác châm chích ở một bên cánh tay hoặc một bên chân.
  • Cảm giác tê, yếu ở một bên cơ thể hoặc một bên mặt.

Triệu chứng giai đoạn đau nửa đầu Migraine

Cơn đau nửa đầu Migraine xuất hiện thực sự sẽ kéo dài từ 4 - 72 tiếng, cơn đau sẽ khiến bệnh nhân không thể làm việc hay hoạt động mức độ và vị trí đau có thể khác nhau ở mỗi người nếu không can thiệp điều trị.

Cơn đau nửa đầu Migraine xuất hiện cùng triệu chứng khác như :

  • Bị buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau nặng ở một nửa đầu bên trái hoặc bên phải
  • Cơn đau đầu thường nhói lên, đau nghiêm trọng giống như bị đập vào đầu.
  • Tăng nhạy cảm với âm thành, ánh sáng

Triệu chứng giai đoạn sau nhức đầu Migraine

Khi cơn đau đầu nghiêm trọng nhất đã qua đi. Lúc này, họ cần nghỉ ngơi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần kiệt quệ.

Ở một số người, sau cơn đau đầu Migraine, người bệnh cảm thấy phấn chấn hơn. Nếu vận động đầu đột ngột cơn đau có thể tái phát nhanh chóng. Như vậy, khi những triệu chứng cảnh báo xuất hiện bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ giảm đau. Các triệu chứng đau đầu Migraine nặng cần can thiệp y tế để phòng ngừa biến chứng.

dau-dau-migraine-nang-can-can-thiep-y-te

Đau đầu Migraine nặng cần can thiệp y tế

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có tiền sử đau đầu, khi thấy diễn biến cơn đau thay đổi hoặc cảm giác đau khác biệt so với những lần khác, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.

Khi có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào dưới đây, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất vì chúng có thể cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

  • Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột, dữ dội, đau nhói như búa bổ
  • Đau đầu đi kèm với sốt, cứng cổ, rối loạn tâm thần, co giật, nhìn đôi, tê yếu hoặc khó nói
  • Đau đầu sau khi có chấn thương ở đầu, nhất là khi cơn đau ngày càng tệ hơn
  • Đau đầu mạn tính, đau hơn khi ho, hít thở gắng sức, căng thẳng hoặc cử động đột ngột
  • Một cơn đau đầu mới xuất hiện sau 50 tuổi

Nguyên nhân đau nửa đầu (migraine)

Nguyên nhân gây đau nửa đầu vẫn chưa được hiểu hết. Những tác nhân kích thích đau nửa đầu xuất hiện bao gồm:

  • Các yếu tố môi trường và di truyền dường như góp phần gây ra tình trạng này.
  • Một số đồ uống như rượu (nhất là rượu vang), bia và uống quá nhiều caffeine (cà phê).
  • Các yếu tố kích thích giác quan như ánh sáng rực rỡ, chói lóa, âm thanh lớn
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ. Nồng độ estrogen bị biến động trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt có thể gây ra đau đầu ở nhiều người.
  • Các mùi nồng, mạnh như nước hoa, mùi sơn, khói thuốc lá
  • Sử dụng thuốc có chứa nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai có thể khiến cơn đau nửa đầu trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng trong công việc, cũng có thể kích thích cơn đau nửa đầu xuất hiện.
  • Thay đổi giấc ngủ, bao gồm mất ngủ, ngủ quá nhiều hay tình trạng jetlag.
  • Thời tiết thay đổi hay áp suất thay đổi cũng kích thích cơn đau nửa đầu xuất hiện.
  • Các yếu tố thể chất như hoạt động thể chất mạnh có khả năng gây đau đầu ở một số người.
  • Quan hệ tình dục cũng có khi gây ra đau nửa đầu (migraine).

Một vài thực phẩm như các chất phụ gia như bột ngọt, chất bảo quản thực phẩm ướp mặn hay chế biến sẵn cũng có khả năng gây đau nửa đầu.

Cách chữa đau đầu migraine

Cách chữa đau đầu migraine gồm có điều trị cắt cơn đau và điều trị phòng ngừa cơn đau tái phát. Người bệnh có thể được điều trị cả cắt cơn đau và ngừa cơn đau tái phát.

  • Điều trị cắt cơn đau cấp tính trong hầu hết các trường hợp đau đầu migraine và giúp làm giảm cơn đau ngay tức thì.
  • Điều trị bằng cách dùng thuốc trong thời gian dài (có thể hơn 3 tháng)
  • Điều trị ngừa cơn đau tái phát, mãn tính với những bệnh nhân bị đau nhiều số cơn đau ít nhưng lại khó cắt cơn hơn
  • Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau và chống nôn cho người bệnh.

Ngoài ra, cũng có một vài biện pháp có thể giúp làm giảm đau đầu migraine

  • Tránh tiếp xúc và ở trong môi trường nhiều khói thuốc lá, mùi nồng.
  • Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên lặng.
  • Tập yoga là một trong những cách giúp giảm các cơn đau nửa đầu
  • Kê gối cao khi nằm nghỉ.
  • Có thể tập, thực hành các động tác yoga, thiền để cơ thể được cân bằng.
  • Đắp khăn lạnh vùng đầu bị đau.
  • Tăng cường ngủ nghỉ, thư giãn.
  • Để phòng tránh bệnh đau nửa đầu migraine, người bệnh nên ngủ đủ 7 tiếng/ngày.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc một cách hợp lý nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài, thì không chỉ mắc bệnh đau nửa đầu mà còn đối mặt với nguy cơ mắc những bệnh khác.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được cân bằng, điều hòa.
  • Tránh để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ ngơi, bởi
  • Có chế độ ăn uống khoa học, người mắc bệnh đau đầu migraine không nên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá
  • Không để tinh thần bị căng thẳng và stress, vì đây là một trong những yếu tố khiến bệnh dễ bộc phát
  • Hạn chế ở những nơi ồn ào, môi trường có không khí lạnh, ngột ngạt cũng như làm cho người mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa bị nặng thêm.
  • Nên tìm cách để cơ thể được thư giãn, thoải mái.
  • Cần hạn chế và tránh lạm dụng các thực phẩm như socola, bột ngọt, phô-mai.
  • Tránh sử dụng các thuốc gây giãn mạch máu hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen.

Cần tránh các yếu tố khởi phát miraine như

  • Thức ăn.
  • Thuốc.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thức ăn: phô mai, gia vị, bột ngọt.
  • Gắng sức.
  • Kích thích khứu giác.
  • Kích thích ánh sáng.
  • Yếu tố tâm lý.
  • Thay đổi nội tiết Kích thích âm thanh.
  • tố.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Uống nhiều cà phê cũng gây ra nhức đầu do lệ thuộc.
  • Thức ăn để lâu hơn 1 ngày.
  • Thức ăn: Người bệnh cần phát hiện những đồ uống, thức ăn gây cơn đau như: thức uống, bánh ngọt: kem, socolate, cà phê, rượu bia.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp