Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tiến sĩ nghèo theo đuổi ước mơ điều trị bệnh mất trí nhớ


Trước đây Võ Văn Giàu đã từng có ý định bỏ học để giúp đỡ gia đình. Bằng những nỗ lực của mình hiện nay anh trở thành tiến sĩ với những nghiên cứu bậc nhất về bệnh Alzheimer tại Hàn Quốc.

Hai tháng qua, TS Võ Văn Giàu (34 tuổi) với tư cách là diễn giả đã nhận được lời mời được tham dự diễn đàn khoa học nghiên cứu quốc tế về bệnh Alzheimer. Đến nay TS Giàu đã có nhiều công trình nghiên cứu tại Đại học Gachon, Hàn Quốc, nhằm hỗ trợ sàng lọc đồng thời chẩn đoán bệnh tại nhiều bệnh viện lớn ở Hàn Quốc.

Theo chia sẻ của TS Giàu "Tại hội nghị quốc tế của Hiệp hội Alzheimer được tổ chức vào tháng 7 sắp tới, tôi sẽ cho ra mắt kết quả của quá trình nghiên cứu thiết kế bản đồ gen của mình. Hy vọng công trình của tôi có thể được ứng dụng tại nhiều quốc gia".

Vốn sinh ra tại một vùng quê Nghèo đất Quảng Nam đầy nắng gió. Thương cha mẹ vất vả mà giờ đây anh đang cố gắng hàng ngày để thực hiện ước mơ của mình. Từ ngày còn nhỏ nghe lời bố mẹ, anh cố gắng thi đỗ vào trường THPT ở huyện. nhưng anh không có điều kiện học thêm bởi phải để dành tiền chữa bệnh cho bố, do vậy mà Giàu ở nhà vừa tự học, vừa phụ giúp ruộng nương. Còn những hôm được nghỉ, anh đã cùng với anh trai khi đó là sinh viên Đại học Y theo tìm những cây cỏ, cây thuốc trong làng. Từ đó anh được tìm hiểu thêm những công dụng thần kỳ của các loại thuốc.

Với niềm đam mê môn Sinh và Hóa học, ngay sau khi tốt nghiệp cấp ba năm 2005, chàng trai quê Quảng Nam đã chọn ngành Công nghệ Sinh học hướng Y Sinh tại trường Đại học Tôn Đức Thắng với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu về vai trò của các loại cây thảo dược trị bệnh. Như vậy thì con đường nghiên cứu khoa học của anh càng được đào sâu hơn khi anh có ba công trình nghiên cứu trong nước về sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học.

"Trên đây là ba công trình tạo tiền đề giúp tôi phát triển các nghiên cứu theo hướng này cho đến bây giờ", anh nói. Với niềm đam mê đó thì anh trở thành giảng viên Đại học Công nghệ Thực phẩm HCM để có thể được tiếp nối lửa đam mê nghiên cứu.

Trong một lần trở về quê được một người quen hỏi về phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ nhưng lúc ý TS Giàu khá ngỡ ngàng với đi vào thực tế. Anh nhận ra rằng căn bệnh này tại Việt Nam phổ biến trong khi hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, dứt điểm. Điều này thôi thúc anh cần phải tìm hiểu kỹ hơn.

Sau đó anh bắt đầu hình thành ý tưởng điều trị căn bệnh mất trí nhớ và sau khi trao đổi với một giáo sư người Mỹ gốc Hàn, TS Giàu đã nhận được học bổng toàn phần với chương trình tiến sĩ Y sinh học tại trường Đại học Gachon, Hàn Quốc năm 2014.

Sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển học bổng khiến anh lo nhiều hơn mừng vì khi đó vừa lập gia đình, còn đi ở trọ mà con trai mới 5 tháng tuổi. Nếu anh đi thì vợ và con sẽ vất vả rất nhiều. Tuy nhiên thì nếu ở lại thì anh lại bỏ dở công trình nghiên cứu tâm đắc nhất của mình. Tuy nhiên được lời động viên của vợ như tiếp sức mạnh cho anh. Vào năm 2014, Giàu đã bắt đầu đặt chân sang xứ Hàn nghiên cứu, đồng thời đi tìm lời giải về căn bệnh Alzheimer.

Với chương trình học tiến sĩ thì anh phải học hơn 12 môn với 42 đơn vị học trình kéo dài trong suốt ba năm bên cạnh để hoàn thành các dự án nghiên cứu. Thời gian đó khiến anh có ít thời gian gọi điện cho gia đình, trong đó có cuộc bỏ lỡ dự đám cưới anh trai bởi còn đang dang dở cả dự án.

Vào buổi chiều tháng 6/2014, TS Giàu đã thuyết phục được hội đồng chuyên môn Hàn Quốc về tính khả thi của dự án của mình về thiết kế bản đồ gene. Thông tin này giúp chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh Alzheimer để có phương pháp điều trị hiệu quả. Sau hai năm, anh phát hiện được 100 kiểu gen có liên quan đến Alzheimer trong khoảng 20.000 gen trong nhiễm sắc thể ở người.

Trong quá trình thiết kế bản đồ gene khiến cho anh gặp khó khăn trong việc thu thập, phân tích và đối chiếu kiểu hình thực tế trên từng bệnh nhân. Bởi đây là hướng nghiên cứu hệ thần kinh trung ương với một cơ chế rất phức tạp, trực tiếp lên người bệnh, bởi vậy cần phải có sự hợp tác ở nhiều bệnh viện. "Ngoài việc tìm đủ được số lượng mẫu, hay sử dụng thuật toán đồng thời chứng minh con đường gây bệnh ở mỗi mẫu gen tương ứng trên từng kiểu hình của bệnh nhân. Qua đó giúp mô tả những con đường sinh bệnh liên quan đến công việc thường mất khá nhiều thời gian và công sức", anh Giàu chia sẻ.

Do vậy để khắc phục đồng thời tối ưu hóa bản đồ gen cho phù hợp với từng loại kiểu hình ở mỗi bệnh nhân thì TS Giàu đã phải sử dụng nền tảng giải trình tự gen thế hệ mới được kết hợp với những số lượng mẫu đa dạng được thu thập, anh đã dành hết quỹ thời gian của mình trong phòng thí nghiệm bao gồm cả ngày lễ tết. Thời gian sau đó thì TS Giàu đã hoàn thành được dự án lập bản đồ với 30 kiểu gen liên quan trực tiếp tới việc chẩn đoán bệnh Alzheimer.

Kết quả này sau đó đã được cấp sáng chế tại Hàn Quốc và hiện nay đang được ứng dụng phát triển trở thành bộ Kit trong việc phát hiện và sàng lọc tại các bệnh viện Hàn Quốc. Với những thành tựu trên thì TS Giàu hiện nay đã trở thành thành viên trong nhóm nghiên cứu bậc nhất về bệnh Alzheimer tại Hàn. 

Cùng với đó TS Giàu đã sáng lập, vận hành để giữ vai trò làm Trưởng nhóm nghiên cứu công nghệ nano sinh học thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng, qua đó đã kết nối với các chương trình hợp tác của sinh viên cùng các chuyên gia nước ngoài. Với kết quả ban đầu của nghiên cứu này đã  xác định hợp chất quý trong cây thanh trà Việt Nam mang lại tiềm năng làm thuốc điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả.

Năm 2019 vừa qua, TS Giàu đã giành giải thưởng Quả cầu vàng dành cho thanh niên nghiên cứu khoa học công nghệ. Điều đó đã đánh dấu được sự thành công của Võ Văn Giàu cũng như những người trong gia đình anh. Có người tốt nghiệp trở thành tiến sĩ Y khoa, nay đã là Giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà Nội, người làm luật sư, kỹ sư...

TS Giàu chia sẻ rằng mình vẫn còn "xanh" nếu muốn trở về nước để nghiên cứu độc lập. Anh vẫn đang trong hành trình muốn tiếp tục theo những kiến thức chuyên sâu. Từ đó đưa ra những kết quả nghiên cứu và công nghệ học hỏi được qua đó giúp ứng dụng ở quê hương, nhất là công trình nghiên cứu về bệnh Alzheimer".

Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội tổng hợp