Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc sorbitol chống chỉ định trong trường hợp nào?


Sorbitol là một loại carbohydrate hay còn có một số tên gọi khác như D-sorbitol, E420, D-glucitol. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng điều trị chứng táo bón, khó tiêu. Tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về công dụng và liều dùng của thuốc.

Thông tin của thuốc

Nhóm thuốc:Thuốc đường tiêu hóa

Tên khác: Sorbite

Tên biệt dược: Lactosorbit 5g; Sorbitol Bidiphar 5g; Sorbitol 3, 3%

Thuốc biệt dược mới: Bibonlax Aldults, Calci Vitamin D3 Swiss Energy, Aminol-S Injection, Multivitamins Biotin Swiss Energy, Sorbitol, Sorbitol

Dạng thuốc: Dung dịch dùng ngoài; Viên ngậm;Bột pha dung dịch uống; Viên nén ngậm; Dung dịch tiệt trùng rửa vết thương; Dung dịch dùng trong phẫu thuật; thuốc cốm.

thuoc-sorbitol-dieu-tri-tao-bon-hieu-qua

Thuốc sorbitol điều trị táo bón hiệu quả

Thành phần: Sorbitol

Trong đời sống, nhóm chất này được dùng với nhiều công dụng khác nhau như duy trì độ ẩm, tạo kết cấu cho sản phẩm, tạo vị ngọt, hỗ trợ tiêu hóa. Việc sử dụng thuốc Sorbitol cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trong y học, sorbitol thường được bào chế thành thuốc nhuận tràng với nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau. Ví dụ, các biệt dược có chứa hoạt chất này gồm:

  • Lactosorbit: thuốc bột uống chứa sorbitol 5g
  • Microxative: gel thụt nhuận tràng chứa sorbitol 1,875g và natri citrat 0,27g
  • Gel Atmonlax: gel thụt trực tràng
  • Sorbitol 5g, Sorbitol Glomed, Sorbitol Bidiphar…

Thuốc sorbitol có thành phần chính là sorbitol, trong đó chứa nhiều nhóm hydroxyl. Thuốc có vị ngọt của mía đường (saccharose) và 2 dạng chính sau:

Dạng uống: Thuốc được bào chế dưới dạng bột và đóng thành gói chứa 5g sorbitol hoặc dạng dung dịch chứa 70% sorbitol.

Dạng đặt: Thuốc dùng để đặt trực tràng.

Dược lực:

- Thuốc nhuận trường thẩm thấu.
- Thuốc có tác động hướng gan-mật.

Dược động học:

Sorbitol được hấp thu kém qua đường tiêu hoá. Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose.
Một tỷ lệ rất nhỏ sorbitol không bị chuyển hóa được đào thải qua thận, phần còn lại qua đường hô hấp dưới dạng CO2.

Công dụng thuốc sorbitol

  • Thuốc sorbitol điều trị táo bón hiệu quả
  • Thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất trong đường ruột, từ đó dễ dàng chuyển hóa thức ăn.
  • Thuốc sorbitol là thuốc nhuận tràng dùng phổ biến đối với người bị táo bón hoặc khó tiêu.
  • Làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, từ đó làm tăng lượng nước trong đường ruột, giúp việc đi ngoài được dễ dàng hơn.
  • Thuốc sorbitol được dùng để cải thiện chứng táo bón khi người bệnh đã tăng cường vận động và điều chỉnh chế độ ăn nhưng không đạt hiệu quả.
  • Thuốc sorbitol kích thích nhu động ruột sản sinh hormone peptide Cholecystokinin-Pancreazymin giúp kích thích tiêu hóa protein và chất béo, điều trị chứng khó tiêu.
  • Được dùng để làm dung dịch rửa nội soi bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt n bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng.
  • Tác dụng của sorbitol trong ngành công nghiệp: sorbitol có vai trò quan trọng trong sản xuất các hợp chất sơn, polymer  chất dẻo dùng trong đúc, keo dán, da, vải. Sorbitol làm hạn chế sự oxy hóa dầu bởi các kim loại nặng.
  • Sorbitol dùng làm chất tạo ngọt: bởi vì nó cung cấp năng lượng trong chế độ ăn uống 2,6kcal mỗi gram so với trung bình 4 kcal tương đương với 17 calo cho carbohydrate.
  • Sorbitol làm vị đường trong thực phẩm giảm lượng đường
  • Sorbitol có trong các loại thực phẩm như bạc hà, siro ho và không đường nhai kẹo. Sorbitol còn được gọi là chất ngọt dinh dưỡng
  • Sorbitol được ứng dụng trong thực phẩm: được phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tác dụng của sorbitol trong ngành công nghiệp
  • Hóa chất sorbitol có vai trò quan trọng trong sản xuất các hợp chất sơn, polymer  vì nó các tính chất như chất ổn định, chất chống oxi hóa, chất dẻo dùng trong đúc, keo dán, da, vải, dệt may, điện hóa, giấy…
  • Sorbitol làm chất nền cho sản xuất các chất tẩy rửa, hạn chế sự oxy hóa dầu bởi các kim loại nặng.
  • Sorbitol dùng làm chất tạo ngọt
  • Sorbitol là một dạng đường thay thế. Sorbitol còn được gọi là chất ngọt dinh dưỡng bởi vì nó cung cấp năng lượng trong chế độ ăn uống 2,6kcal mỗi gram so với trung bình 4 kcal tương đương với 17 calo cho carbohydrate.
  • Sorbitol làm vị đường trong thực phẩm giảm lượng đường
  • Sorbitol có trong các loại thực phẩm như: Bạc hà, siro ho và không đường nhai kẹo.
  • Sorbitol được ứng dụng trong thực phẩm, được phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Sorbitol có thể cho thêm vào trong bánh kẹo, thực phẩm và bánh socola.
  • Trong bánh nướng, hóa chất này cũng có tác dụng vì hoạt động như một chất dẻo.
  • Sorbitol còn có tác dụng giữ ẩm và tạo được độ bóng cho thực phẩm với khả năng ổn định tốt.
  • Ứng dụng trong phòng thí nghiệm: Sorbitol được sử dụng trong mỹ phẩm
  • Sorbitol được sử dụng trong y dược: Sorbitol đã được xác nhận an toàn cho những người già.
  • Được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc chứa vitamin C, thuốc bổ và các loại thuốc uống viên.
  • Sorbitol cũng được sử dụng trong sản xuất viên nang, sản xuất thuốc lá, dùng để ngăn ngừa sự vụn vỡ của sợi thuốc lá.

Thuốc sorbitol chống chỉ định trong trường hợp nào?

Theo giảng viên Cao đẳng dược TPHCM chia sẻ, chống chỉ định dùng thuốc sorbitol đối với những trường hợp sau:

  • Bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng, các bệnh
  • Bệnh Crohn, hội chứng tắc ruột hoặc bán tắc ruột.
  • Bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng, các bệnh lý viêm ruột non.
  • Các bệnh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn, tắc ruột
  • Người không dung nạp fructose do di truyền
  • Đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
  • Vô niệu
  • Trong đợt trĩ cấp, rò hậu môn, viêm đại tràng xuất huyết (dạng gel thụt)
  • Lưu ý không nên sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài.
  • Đối với người bị bệnh kết tràng, tránh dùng lúc đói và cần giảm liều.
  • Người bị phình đại tràng cần thận trọng khi dùng sorbitol vì nhu động đại tràng có thể bị thay đổi
  • Nếu có phản ứng kích ứng hoặc mẫn cảm, bạn cần ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ

Cách sử dụng và liều dùng

Cách sử dụng thuốc Sorbitol

Để thuốc Sorbitol phát huy tác dụng điều trị người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên bao bì.

su-dung-thuoc-sorbitol-theo-chi-dinh-cua-bac-si

Sử dụng thuốc Sorbitol theo chỉ định của bác sĩ

Đối với Sorbitol dạng bột, hòa tan 1 gói với ½ ly nước (khoảng 100ml nước) và uống trước ăn 10 phút. Ở dạng dung dịch, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.

Liều dùng thuốc sorbitol

Liều dùng thuốc sorbitol cho người lớn:

Khó tiêu: Uống 1 - 3 gói/ngày

Táo bón: Uống 1 gói vào buổi sáng khi bụng đói.

Nhuận trường: Đặt trực tràng 20-30% 120ml.

Liều dùng thuốc sorbitol cho trẻ em:

Khó tiêu: Liều dùng của trẻ em ít hơn người lớn nửa liều.

Nhuận tràng: Trẻ trên 12 tuổi đặt trực tràng 20-30% 120ml; trẻ từ 2 - 11 tuổi đặt trực tràng 30 - 60ml.

Thuốc sorbitol cũng có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra.

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc sorbitol với liều dùng như sau: 1⁄4 gói 5g/ngày và chia thành 2 lần sử dụng, dùng liên tiếp từ 3 - 5 ngày. Trường hợp sau khi dùng nhưng không thuyên giảm táo bón, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn.

Sử dụng thuốc Sorbitol quá liều có sao không?

Trường hợp bạn sử dụng thuốc Sorbitol quá liều so với chỉ định của bác sĩ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

Làm gì nếu quên liều?

Nếu quên liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như bác sĩ đã chỉ định. Không được dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc sorbitol?

Thuốc trị táo bón Sorbitol rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ được ghi nhận ở một số người dùng thuốc này gồm:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Hiếm khi gây viêm đại tràng xuất huyết
  • Chướng bụng
  • Kích ứng hậu môn
  • Tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt ở người có hội chứng ruột kích thích, chướng bụng
  • Đầy bụng
  • Chóng mặt
  • Ngứa và sưng đỏ vùng cổ họng
  • Phát ban
  • Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc gây ra những phản ứng phụ khác nhau.
  • Người bệnh cần chú ý tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng.

Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nào khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc sorbitol

  • Chỉ dùng thuốc sorbitol khi cần thiết và dùng với liều đơn.
  • Thuốc sorbitol chỉ nên được dùng để hỗ trợ điều trị chứng táo bón
  • Tránh lạm dụng thuốc hoặc sử dụng liên tục vì có thể gây rối loạn điện giải.
  • Chỉ dùng thuốc Sorbitol khi thực sự cần thiết.
  • Khi thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh nên dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ kê đơn.
  • Cần có phương pháp như tập luyện, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều độ.
  • Bổ sung chất xơ: Ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ. Chất xơ kích thích nhu động ruột, dễ đi vệ sinh.
  • Tăng cường vận động thân thể đi bộ, tập earobic, yoga để kích thích nhu động ruột, làm cải thiện hoạt động ở ruột già.
  • Tăng cường thực phẩm nhuận tràng, ăn nhiều loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như khoai tây, đu đủ, vừng khoai lang có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trị táo bón.
  • Hạn chế thực phẩm gây kích thích như đồ ăn nhanh, cà phê, tỏi, ớt, rượu bia.

Thuốc sorbitol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Bài viết này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất bạn nên viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng để cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng ngưng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Trước khi sử dụng Sorbitol, người bệnh cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để được cân nhắc về vấn đề tương tác thuốc.

Thuốc Sorbitol có thể rút ngắn thời gian di chuyển trong đường tiêu hoá của một số thuốc dùng cùng, nên có thể ảnh hưởng.

  • Canxi Polystyrene Sulfonate
  • Natri Polystyrene Sulfonate
  • Lamivudine

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc sorbitol?

Tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bạn nên bảo quản thuốc sorbitol như thế nào?

Bảo quản thuốc Sorbitol ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Những thông tin về thuốc trị táo bón Sorbitol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người dùng nên tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc của các bác sĩ chuyên môn để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.