Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Penicillin có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng thuốc


Thuốc Penicillin là thuốc kháng sinh dùng trong một số trường hợp nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm gây nên. Tuy nhiên thì trước khi sử dụng bạn phải nắm được các thông tin về thuốc. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Những thông tin về thuốc Penicillin

Thuốc Penicillin dùng như thế nào?

>>Xem thêm: Thuốc Diclofenac có tác dụng gì? Một số lưu ý khi dùng thuốc

Thuốc kháng sinh Penicillin có tác dụng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chống và phòng ngừa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh
  • Điều trị bệnh giang mai, lậu, ghẻ
  • Điều trị nhiễm trùng máu
  • Điều vị viêm màng não
  • Điều trị các bệnh lý về xương khớp cấp tính
  • Điều vị viêm phổi

Thuốc Penicillin có hoạt chất chính là Penicillin và một số thành phần khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén và thuốc tiêm.

Tuy nhiên những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc Penicillin thì không nên sử dụng. Bên cạnh đó trường hợp dưới đây cũng được khuyến cáo không nên dùng:

  • Bệnh hen suyễn
  • Bệnh thận
  • Đi ngoài ra máu
  • Rối loạn đông máu
  • Có tiền sử tiêu chảy khi dùng kháng sinh
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh

Hướng dẫn sử dụng thuốc Penicillin

Với thuốc Penicillin viên nang, người bệnh cần uống với cốc nước, có thể dùng trước và sau khi ăn.

Còn với thuốc Penicillin dạng tiêm, cần được thực hiện tiêm vào tĩnh mạch, hay bắp thịt thực hiện bởi các bác sĩ. Người bệnh tốt nhất không được tự ý tiêm thuốc.

Liều lượng thuốc Penicillin

Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh ở mỗi người cần được chỉ định liều lượng thuốc Penicillin khác nhau. Với trẻ em liều dùng Penicillin còn phụ thuộc vào cân nặng.

Liều dùng Penicillin cho người lớn

Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn:

  • Mỗi ngày dùng 125 – 500 mg, mỗi liều nên cách nhau khoảng từ 6 – 8 giờ.
  • Người bệnh có thể kết hợp với thuốc Penicillin G dạng tiêm

Điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn:

  • Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, các liều nên cách nhau là 6 – 8 giờ.
  • Thời gian sử dụng tối đa 10 ngày

Điều trị bệnh  viêm tai giữa:

  • Bệnh viêm tai giữa nhẹ và trung bình: Mỗi liều dùng 125 – 250 mg, các liều cách nhau 6 – 8 giờ, duy trì trong tối đa 10 ngày.
  • Bệnh viêm tai giữa nhẹ đến trung bình nghiêm trọng: Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, cách nhau 6 tiếng.

Điều trị tình trạng nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.

Điều trị bệnh sốt thấp khớp:

  • Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, tối đa uống 2 lần mỗi ngày.

Điều trị amidan và viêm họng:

  • Mỗi lần dùng 500 mg, có thể dùng 2 – 3 lần/ ngày
  • Duy trì tối đa 10 ngày.

Điều trị viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây nên:

  • Dùng 1 liều 2 g uống trước khi làm thủ thuật khoảng 1 tiếng
  • Dùng 1 liều 1 g sau khi làm thủ thuật khoảng 6 tiếng.

Điều trị nhiễm trùng khớp:

  • Mỗi liều dùng 500 mg, mỗi ngày dùng 2 – 4 lần.

Liều dùng thuốc Penicillin  cho trẻ em:

Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn:

  • Với trẻ em từ 1 tháng – 12 tuổi: Mỗi ngày dùng 25 – 75 mg/ kg, chia đều  3 – 4 lần để sử dụng, tối đa mỗi ngày 2 g.
  • Với trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần dùng 125 – 500 mg, hai liều cách nhau 6 – 8 tiếng.

Điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn:

Dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên

  • Trường hợp nhiễm trùng nhẹ đến trung bình: Mỗi lần dùng 125 – 250 mg cách nhau 6 – 8 giờ, duy trì tối đa 10 ngày.
  • Trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình nghiêm trọng: Mỗi lần dùng 250 – 500 mg cách nhau 6 giờ.

Điều trị nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên : Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, cách nhau 6 – 8 tiếng.

Điều trị  sốt thấp khớp:

  • Với trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, chia đều 2 liều mỗi ngày.

Điều trị viêm họng và viêm amidan:

  • Trẻ em dưới 27 kg: mỗi lần 250 mg, các liều cách nhau 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 27 tuổi: Mỗi lần dùng 500 mg, các liều cách nhau 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: 2 g/ ngày.
  • Duy trì tối đa 10 ngày.

Liều dùng thuốc Penicillin trên đây do dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của các bác sĩ. Do vậy để an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đi khám và thực hiện liều dùng theo chỉ định của các bác sĩ.

Những lưu ý khi dùng thuốc Penicillin

Thận trọng khi dùng Penicillin

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần của thuốc.
  • Dùng thuốc Penicillin có thể gây tiêu chảy và đi ngoài ra máu, hãy báo cho bác sĩ khi cần
  • Trường hợp đang sử dụng thuốc tránh thai thì không nên dùng Penicillin. Bởi Penicillin  sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
  • Các bệnh nhân bị rối loạn đông máu, hen suyễn, rối loạn chức năng thận, hay những người có tiền sử tiêu chảy do bất kể một loại thuốc kháng sinh khác.
  • Thường xuyên kiểm tra chức năng thận và gan trong thời gian dùng thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú không nên sử dụng nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Penicillin

Thuốc kháng sinh là thuốc dễ gây tác dụng phụ nếu như sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó khi dùng thuốc Penicillin, người bệnh cũng phải lưu ý một số vấn đề sau:

Những tác dụng phụ thông thường khi dùng thuốc Penicillin:

  • Buồn nôn
  • Tưa miệng
  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Sưng lưỡi
  • Ngứa âm đạo

Dưới đây là những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất kỳ người bệnh nào:

  • Tiêu chảy ở dạng lỏng hoặc đi ngoài có máu
  • Sốc phản ứng
  • Phát ban da, ngứa, bong tróc
  • Đi tiểu ít hoặc bị ứ
  • Sốt, ớn lạnh
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Thay đổi hành vi, tâm trạng
  • Co giật
  • Giảm tiểu cầu

Tương tác thuốc Penicillin

Bệnh nhân cần được báo cáo đầy đủ cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn được biết đầy đủ các loại thuốc đang sử sử dụng, các loại vitamin, thảo dược. Một trong số đó có thể gây ra phản tác dụng của thuốc và làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Penicillin cùng với các loại thuốc sau:

  • Probenecid
  • Ampicillin  bao gồm Omnipen, Princen
  • Methotrexate
  • Dicloxacillin bao gồm Dycill, Dynapen
  • Amoxicillin bao gồm Biomox, Amoxil, Amoxicot, Dispermox, Trimox
  • Ampicillin  bao gồm Omnipen, Princen
  • Carbenicillin như Geocillin
  • Oxacillin như Bactocill

Những thông tin tổng hợp về thuốc Penicillin trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!