Thuốc Ciloxan có ưu điểm là không chỉ được dùng để điều trị các bệnh về mắt thông thường mà còn được sử dụng để chữa các triệu chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm khuẩn mí mắt hay viêm loét giác mạc, viêm tai ngoài.
Không những thế, thuốc còn được các bác sĩ chỉ định điều trị nhiều trường hợp khác. Những tác dụng này đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả nhưng nhà sản xuất chưa ghi trên nhãn hiệu.
Thuốc nhỏ mắt Ciloxan điều trị bệnh viêm tai ngoài cấp tính
Liều dùng thuốc Ciloxan cho người lớn và trẻ em
Không có một liều thuốc Ciloxan nào dùng chung cho tất cả mọi người dù triệu chứng giống nhau. Vì vậy những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo
Liều dùng thuốc Ciloxan thông thường cho người lớn
- Điều trị bệnh nhiễm trùng mắt/ mí mắt: dùng thuốc vào ban ngày; nhỏ vài giọt/ lần, 4 lần/ ngày. Nếu nặng quá thì có thể nhỏ thêm vài giọt sau khi ngủ dậy vào sáng sớm hoặc bữa trưa.
- Điều trị viêm loét giác mạc: Bạn có thể dùng vào cả ban ngày lẫn ban đêm: nhỏ 2 giọt/ lần cách nhau 15 phút trong 6 giờ đầu tiên sau dó cách nhau 30 phút. Sang đến ngày thứ hai thì cách nhau một giờ rồi duy trì cách nhau 4 giờ thì nhỏ mắt tiếp.
- Điều trị viêm tai ngoài cấp tính: nhỏ thuốc 4 giọt vào tai, 2 lần/ ngày. Trong trường hợp nặng thì bạn có thể tăng gấp đôi liều so với quy định.
Liều dùng thuốc Ciloxan thông thường cho trẻ em
- Trẻ cần điều trị nhiễm trùng mắt hoặc mí mắt: nhỏ vào ban ngày; 3 lần/ ngày trong hai ngày đầu sau đó duy trì 2 lần/ ngày trong 5 ngày tiếp.
- Trẻ bị loét giác mạc: dùng vào ban ngày lẫn ban đêm; 2 ngày đầu nhỏ 12 lần rồi nhỏ ngày 6 lần trong 4 ngày tiếp theo.
- Trẻ bị viêm tai ngoài cấp tính: nhỏ 3 giọt/ lần, 2 lần/ ngày. Riêng đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên dùng vì tính hiệu quả và an toàn của thuốc chưa được nghiên cứu và kiểm chứng.
Sử dụng thuốc Ciloxan thế nào cho đúng?
Nhỏ mắt
Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt Ciloxan hiệu quả nhất là rửa sạch tay trước khi dùng rồi lau mắt khăn sạch thật khô. Sau đó mở nắp lọ thuốc và nhỏ; giữ đầu nằm ngửa để thuốc không bị trôi ra ngoài.
Bạn phải cẩn thận để ống nhỏ mắt không chạm vào mắt hay lông mi. Cuối cùng là chớp mắt để thuốc lan sang khắp bề mặt của mắt rồi lau những phần chảy ra ngoài bằng khăn sạch.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Sử dụng thuốc Ciloxan thế nào để an toàn và hiệu quả
Khi dùng thuốc Ciloxan để nhỏ tai
- Làm ấm và làm sạch tai
- Lắc kĩ chai thuốc trước khi sử dụng
- Nghiêng đầu, nhỏ từng giọt vào và giữ đầu như thế trong mấy phút để thuốc thấm hết vào tai
- Đậy nắp kín sau khi sử dụng
Tác dụng phụ của thuốc Ciloxan
Khi dùng thuốc Ciloxan bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
- Đau mắt, khó chịu
- Mắt bị đỏ
- Đắng miệng
- Bị dị ứng nặng: phát ban, nổi mề đay, tức ngực, sưng mặt,…
Đó không phải là tất cả các tác dụng phụ của thuốc. Bạn phải ngưng sử dụng thuốc khi xảy ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể và thông báo với bác sĩ để tìm cách giải quyết.
Trước khi sử dụng thuốc Ciloxan bạn cần lưu ý những điều gì?
Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả mà an toàn thì bạn cần chú ý đến vấn đề tương tác thuốc, bảo quản, chống chỉ định dùng thuốc,…
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc không được dùng chung với Ciloxan vì có thể làm gia tăng những tác dụng phụ của nó, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra thì bạn cần viết danh sách các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ (bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên) để họ nghiên cứu và lấy thuốc phù hợp nhất cho bạn.
Ngoài ra, có những loại thực phẩm có khả năng làm giảm sự hấp thụ của thuốc . Do đó, bạn phải kiêng những thực phẩm như lời khuyên của bác sĩ đồng thời từ bỏ thuốc lá và rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn.
Chống chỉ định dùng thuốc
Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc Ciloxan bao gồm:
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc khác để điều trị bệnh
- Định dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi
- Những người đang hoặc sắp phẫu thuật
- Bạn là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Mặc dù chưa có đủ bằng chứng để chứng minh những tác hại của thuốc Ciloxan gây ra cho phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nhưng Dược sĩ Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyên rằng không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì trong thời gian này, nếu thực sự cần thiết thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bảo quản thuốc
Để thuốc lâu bị biến chất, bạn hãy bảo quản ở nơi có nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời, tránh độ ẩm, đặt thuốc cao hơn tầm với của trẻ hay thú nuôi. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách bảo quản có trên nhãn mác của thuốc.
Bạn nên biết cách tiêu hủy thuốc hợp lý, không được tự ý vứt thuốc bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chính sức khỏe của chúng ta.
Ngoài ra, bạn nên học cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều để việc dùng thuốc đạt kết quả tốt nhất. Tất tần tật những gì vừa chia sẻ về thuốc Ciloxan ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc không được tự ý áp dụng theo. Nếu thực hiện theo thì phải tự chịu trách nhiệm khi không may có hậu quả xảy ra.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/