Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc methylprednisolone chữa bệnh gì?


Methylprednisolone là một glucocorticoid được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về cách dùng thuốc methylprednisolone an toàn nhé!.

Dạng thuốc và hàm lượng của Methylprednisolone

  • Thuốc tiêm methylprednisolon acetat: 20 mg/ml (5 ml, 10 ml), 40 mg/ml (1 ml, 5 ml, 10 ml), 80 mg/ml (1 ml, 5 ml).
  • Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat: 40 mg (1 ml, 3 ml), 125 mg (2 ml, 5 ml), 500 mg (1 ml, 4 ml, 8 ml, 20 ml), 1.000 mg (1 ml, 8 ml, 50 ml), 2.000 mg (30,6 ml).
  • Viên nén methylprednisolon: 2 mg, 4 mg, 8 mg, 16 mg, 24 mg, 32 mg.
  • Dịch treo để thụt: methylprednisolone 40 mg/chai.

Methylprednisolone có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Trong số đó thông dụng nhất là methylprednisolone.

Tác dụng của thuốc methylprednisolone

Methylprednisolone thường được sử dụng để chữa các bệnh như:

  • Rối loạn máu
  • Dị ứng nghiêm trọng
  • Viêm khớp
  • Rối loạn miễn dịch
  • Các bệnh về mắt, bệnh ngoài da
  • Thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh ung thư
  • Thuốc methylprednisolone được dùng để điều trị các bệnh lý như các bất thường về máu
  • Được sử dụng với các loại thuốc khác trong phác đồ điều trị rối loạn nội tiết tố.
  • Ngoài ra, cũng có thể giảm các triệu chứng khó chịu như sưng, đau và dị ứng.
  • Thuốc methylprednisolone có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể
  • Thuốc methylprednisolone được dùng để điều trị tình trạng rối loạn hormone cơ thể.
  • Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định của Methylprednisolone

  • Methylprednisolon được chỉ định chống viêm và giảm miễn dịch
  • Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống
  • Hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn
  • Viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid
  • Thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt
  • Một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương
  • Bệnh leukemia cấp tính, u lymphô
  • Ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ
  • Methylprednisolon còn có chỉ định trong điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.

methylprednisolon-duoc-chi-dinh-dieu-tri-cac-benh-ly-nhu-cac-bat-thuong-ve-mau

Methylprednisolon được chỉ định điều trị các bệnh lý như các bất thường về máu

Chống chỉ định của Methylprednisolone

  • Quá mẫn với methylprednisolon.
  • Thương tổn da do virus, nấm hoặc lao.
  • Ðang dùng vaccin virus sống.
  • Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc methylprednisolone

Theo giảng viên dược, trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch thuốc methylprednisolone là một dạng của corticosteroid nên cần được dùng trong hoặc sau bữa ăn, sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có hướng dẫn riêng. Bạn không được tự ý tăng liều dùng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc nó sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ của thuốc. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngừng thuốc đột ngột bệnh nhân có thể xuất hiện hội chứng cai corticoid như mệt mỏi, sụt cân, buồn nôn

Liều dùng thuốc methylprednisolone

Liều lượng thuốc methylprednisolone phụ thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh của từng người bệnh.

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho người lớn bị thương tổn da:

  • Dùng 40 – 120mg thuốc mỗi tuần tiêm bắp trong 1-4 tuần.

Liều thuốc methylprednisolone thông thường cho người lớn bị hội chứng tuyến thượng thận sinh dục:

  • Dùng 40 mg thuốc dạng muối axetat tiêm bắp trong 2 tuần.

Liều thuốc methylprednisolone dùng thông thường cho người lớn bị viêm khớp dạng thấp:

  • Dùng 40 – 120mg thuốc dạng muối axetat tiêm bắp mỗi tuần.
  • Đối với khớp nhỏ, dùng methylprednisolone 4-10mg tiêm vào khớp
  • Đối với khớp trung bình, dùng 10-40mg tiêm vào khớp
  • Đối với khớp lớn, dùng 20-80mg tiêm vào khớp

Liều thuốc methylprednisolone dùng thông thường dành cho người lớn dành cho chống viêm:

  • Dạng thuốc uống dùng methylprednisolone 4-48mg một ngày
  • Dạng muối natri succinate: dùng methylprednisolone 10-40mg tiêm tĩnh mạch trong 1 đến vài phút.

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho người lớn ức chế miễn dịch

  • Dạng thuốc uống dùng 4 – 48mg một ngày
  • Dùng 2-2,5mg/kg mỗi ngày tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp, giảm dần từ từ 2-3 tuần hoặc 250- 1000mg mỗi ngày một lần tiêm tĩnh mạch hoặc cách ngày cho 3-5 liều

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho người lớn bị sốc:

  • Dùng 30mg/kg tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại mỗi 4-6 giờ hoặc dùng 100-250mg tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại mỗi 2-6 giờ.

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường dành cho người lớn bị suyễn –  cấp tính:

Đối với đợt hen suyễn cấp tính:

  • Dạng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch: dùng 40-80 mg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày cho đến khi bệnh nhân cảm thấy khỏe
  • Đối với cơn hen suyễn cấp tính bùng phát: Dạng thuốc uống dùng 40-60 mg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày trong 3-10 ngày. Dạng tiêm bắp (muối axetat): dùng 240mg

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho người lớn suyễn – dự phòng:

  • Dạng thuốc uống: dùng 7,5 – 60mg hàng ngày, liều duy nhất vào buổi sáng để kiểm soát bệnh hen suyễn

Liều dùng thuốc methylprednisolone trẻ em

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho trẻ em chống viêm:

  • Dạng natri succinate: dùng trên 0,5mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
  • Điều trị liều cao: dùng 30mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 10-20 phút.

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho trẻ em bị suyễn – cấp tính:

Trẻ dưới 11 tuổi:

Đối với đợt hen suyễn cấp tính:

  • Thuốc dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch: dùng 1-2mg/kg/ngày chia làm 2 lần (liều tối đa là 60mg/ngày) cho đến khi bệnh nhân thấy khỏe hơn

Đối với cơn hen suyễn cấp tính bùng phát:

  • Dạng thuốc uống: dùng 1-2mg/kg/ngày chia liều 1-2 lần/ngày trong 3-10 ngày. Liều tối đa là 60mg/ngày.
  • Dạng tiêm bắp (muối axetat): dùng cho cơn bùng phát ở những trẻ bị nôn ói hoặc không đáp ứng khi uống thuốc steroids:
    • Trẻ dưới 4 tuổi: dùng 7,5mg/kg liều duy nhất. Liều tối đa là 240mg
    • Trẻ 5-11 tuổi: dùng 240mg liều duy nhất

Liều dùng thuốc methylprednisolone thông thường cho trẻ em bị suyễn – dự phòng:

Trẻ dưới 11 tuổi:

  • Cho trẻ dùng 0,25-2mg/kg/ngày một liều duy nhất vào buổi sáng để kiểm soát hen suyễn
  • Liều tối đa là 60mg/ngày.

Trẻ từ 11 tuổi trở lên:

  • Cho trẻ dùng 7,5-60mg uống hàng ngày một liều duy nhất

Các tác dụng phụ của thuốc methylprednisolone

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc methylprednisolone bao gồm:

  • Thuốc methylprednisolone có thể ảnh hưởng đến đường huyết bệnh nhân, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Báo cáo với bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu tăng đường huyết hoặc tiểu nhiều
  • Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên đối với bệnh nhân đái tháo đường. Bác sĩ có thể cần phải chỉnh liều các thuốc kiểm soát đường huyết, thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn.
  • Buồn nôn, nôn ói, ợ chua
  • Đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị
  • Thuốc methylprednisolone ức chế hệ miễn dịch làm cơ thể giảm đề kháng với các loại nhiễm trùng
  • Có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sốt, ớn lạnh, họng dai dẳng, ho cần tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Nổi mụn trứng cá, da khô, mỏng da, bầm tím hoặc đổi màu
  • Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác quay cuồng
  • Buồn nôn, đau bụng, đầy hơi
  • Vết thương lâu lành
  • Vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ), thay đổi tâm trạng
  • Tăng tiết mồ hôi

Các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Thay đổi kinh nguyệt
  • Yếu cơ
  • Sưng phù mặt
  • Đau cơ xương khớp
  • Dễ xuất hiện các vết bầm tím hoặc dễ chảy máu
  • Bạn dễ xuất hiện các vết bầm tím
  • Tăng cân bất thường
  • Thay đổi tâm thần (như trầm cảm, kích động)
  • Các vấn đề về thị lực
  • Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều
  • Sưng phù mắt cá chân, bàn chân, bàn tay
  • Các vết thương chậm lành
  • Các dấu hiệu xuất huyết dạ dày ruột như đau bụng chất nôn màu nâu hoặc bã cà phê
  • Co giật (đây là dấu hiệu rất nghiêm trọng).

Thuốc methylprednisolone rất ít khi gây ra các phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng chóng mặt, khó thở như phát ban hãy gọi cho bác sĩ ngay.

thuoc-methylprednisolone-khong-dung-cho-phu-nu-mang-thai

Thuốc methylprednisolone không dùng cho phụ nữ mang thai

Nếu bạn có dấu hiệu dưới đây cần đi bệnh viện ngay:

  • Vấn đề về thị lực
  • Phân có máu hoặc màu hắc ín, ho ra máu
  • Triệu chứng sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, cảm thấy khó thở
  • Trầm cảm nặng, động kinh (co giật)
  • Hạ kali máu nhịp tim không đềukhó chịu ở chân, yếu cơ
  • Triệu chứng viêm tụy đau nặng ở bụng trên buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh
  • Tăng huyết áp ác tính mờ mắt, ù trong tai khó thở, tim đập không đều, co giật

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc người bệnh nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tiền sử bệnh tật như:

  • Loãng xương
  • Các bất thường về máu như dễ chảy máu, cục máu đông
  • Các bệnh nhiễm trùng đang mắc như lao, herpes, nấm
  • Đái tháo đường
  • Các bệnh về mắt tăng nhãn áp, nhiễm trùng herpes ở mắt
  • Bệnh lý gan, thận
  • Các vấn đề về tim như nhồi máu cơ tim hoặc tăng huyết áp
  • Các vấn đề về dạ dày ruột loét, viêm loét đại tràng
  • Rối loạn tâm thần, trầm cảm, lo lắng quá mức
  • Động kinh.

 Trước khi dùng thuốc methylprednisolone bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với methylprednisolone, tartrazine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Thông báo với bác sĩ về những gì loại thuốc bạn đang dùng
  • Nếu bạn nhiễm nấm hoặc có vấn đề khác ở da
  • Báo cho bác sĩ về bệnh sử liên quan đến gan, thận
  • Tuyệt đối không tự ý dùng methylprednisolone mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, suy giáp, bệnh tim, huyết áp cao, bệnh tâm thần, loãng xương, nhiễm trùng mắt herpes,
  • Nói với bác sĩ dự định mang thai đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Hãy nói cho bác sĩ về việc bạn đang dùng methylprednisolone nếu bạn chuẩn bị làm phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử viêm loét hoặc đang dùng liều lớn thuốc aspirin, thuốc viêm khớp khác
  • Thuốc methylprednisolone có thể gây xuất huyết dạ dày. Hãy hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn trong khi dùng thuốc này, những bệnh nhân nghiện rượu sẽ tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.
  • Thuốc methylprednisolone khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh dễ lây lan như thủy đậu, sởi, cúm
  • Thuốc methylprednisolone có thể làm mất tác dụng vắc xin sống, ảnh hưởng đến cơ thể nếu tiêm ngừa
  • Trao đổi ý kiến bác sĩ nếu bạn có những bất thường khi dùng thuốc methylprednisolone
  • Người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm hơn với thuốc methylprednisolone
  • Thuốc methylprednisolone làm chậm sự phát triển của trẻ em. Theo dõi, kiểm tra chiều cao và sự phát triển của trẻ thường xuyên nếu sử dụng trong thời gian dài
  • Chỉ sử dụng thuốc methylprednisolone cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. Phải cân nhắc về những lợi ích và rủi ro của thuốc này

Tương tác của thuốc methylprednisolone

Các loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc methylprednisolone bao gồm:

  • Các loại thuốc NSAID có thể gây tương tác
  • Aldesleukin
  • Mifepristone
  • Các loại NSAID như ibuprofen, celecoxib, aspirin
  • Thuốc kháng nấm nhóm azole (như ketoconazole)
  • Các loại thuốc có thể gây chảy máu, xuất huyết
  • Thuốc kháng đông máu như warfarin, dabigatran
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu clopidogrel
  • Kháng sinh nhóm macrolid (như erythromycin)
  • Chất ức chế protease HIV (như ritonavir)
  • Một số loại thuốc điều trị co giật (như phenytoin, phenobarbital).