Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Entepass là thuốc gì, dùng để điều trị bệnh gì?


Entepass là một loại thuốc gì, có công dụng như thế nào, cách sử dụng và liều dùng thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn với sức khỏe là thắc mắc của nhiều người khi được bác sĩ kê đơn. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đầy đủ nhất cho các bạn.

thuốc Enterpass có tốt không

Thuốc Enterpass có tốt không

Enterpass - thành phần, công dụng

Thành phần chính của thuốc Entterpass:

  • Alpha Amylase: 100 mg
  • Papain: 100 mg
  • Simethicone: 30 mg

Tác dụng của thuốc Entterpass:

  • Alpha Amylase: được biết đến là enzym có vai trò thủy phân các loại tinh bột, giúp quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường nhanh hơn, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ lượng tinh bột được nạp vào.
  • Papain: là enzyme có khả năng chuyển hóa protein chuyển thành các chất dễ hấp thụ hơn, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Simethicone: có tác dụng làm thông đường tiêu hóa, điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu,…

Kết hợp những thành phần này lại với nhau  làm cho thuốc Enter pass có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, và chữa lành mọi vấn đề khác về hệ tiêu hóa.

Tác dụng phụ của thuốc Enterpass: Thuốc có thể gây ra vấn đề tiêu chảy. Đây là một triệu chứng khá nguy hiểm. Do đó, phải ngưng sử dụng thuốc ngay và đến cơ sở Y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Chống chỉ định dùng Enterpass:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người bệnh đang sử dụng nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh
  • Những trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc: phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, người sử dụng nhiều rượu bia.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Enterpass

Bạn có thể tham khảo cách sử dụng và liều lượng khi dùng thuốc Enterpass như sau:

  • Người lớn vè trẻ lớn hơn 12 tuổi: 1 viên/ lần, ngày uống 2 – 3 lần
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: chưa xác định được liều lượng, nên làm theo lời hướng dẫn của các vị thầy thuốc.

Tương tác thuốc Enterpass:

Một số loại thuốc có thể làm giảm tác dụng của Enterpass hoặc làm tăng các tác dụng phụ của thuốc như: thuốc kháng axit, carbonat calci, hydroxyd magnesi,…Giảng viên đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết hững thuốc này có khả năng làm các enzym trong Enterpass mất hoạt tính.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

thuốc Enterpass dùng để điều trị những loại bệnh gì?

Thuốc Enterpass dùng để điều trị những loại bệnh gì?

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Enterpass

- Tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ

- Không dùng cao liều hoặc thấp liều hơn quy định

- Quên liều: nếu nhớ ra sớm thì uống còn nếu nhớ ra khi đã gần đến giờ uống thuốc của lần tiếp theo thì bỏ qua liều đã uống, không được uống gấp đôi để bù lại liều đã quên.

- Quá liều: bệnh nhân có thể bị sốc thuốc khi quá liều. Những lúc đó cần khẩn trương gọi cấp cứu hoặc nhờ người nhà chuyển đến bệnh viện, trung tâm Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không được để lâu vì nếu để lâu có thể gây hại cho sức khỏe, để lâu cũng khó chữa khỏi hơn.

- Phụ nữ mang thai, cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc: Tuy chưa có đủ bằng chứng để kết luận những mối nguy hại do thuốc gây ra nhưng đã có nghiên cứu chứng minh thuốc gây quái thai ở động vật. Nó được bài tiết qua sữa nên phụ nữ cho con phú không được phép dùng.

Hạn sử dụng thuốc Entepass: thời gian sử dụng của thuốc kéo dài trong 3 năm. Ngoài thời gian này, người bệnh không được sử dụng. Thậm chí đang trong khoảng thời gian đó nhưng phát hiện thuốc đã chuyển sang màu khác thường thì cũng không nên dùng.

Có được dùng Enterpass trong bữa ăn không?

Thông thường, chúng ta thường uống thuốc với nước lọc sau khi ăn no nhưng các bác sĩ cho rằng các loại thức ăn không làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Do vậy, nếu cảm thấy khó uống thì hoàn toàn có thể dùng trong bữa ăn, uống kèm với nước canh, nước trái cây hay sữa đều được. Lưu ý là không được uống khi đói hoặc uống cùng đồ chua vì rất hại dạ dày; nước tinh khiết là lựa chọn thông minh nhất.

Bảo quản: Để thuốc ở nơi khô ráo, đặt xa tầm tay của trẻ em, không để ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, cũng không được đặt ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm hay tủ lạnh. Ngoài ra, không được để thuốc lẫn lộn với những loại thuốc hay các loại đồ ăn khác.

Tiêu hủy thuốc: Khi không có nhu cầu dùng thuốc hay khi thuốc đã hết hạn sử dụng, không được vứt thuốc bừa bãi mà phải gom thuốc về để tiêu hủy đúng quy trình.

Uống Enterpass có được dùng rượu bia không?

Rượu bia không ảnh hưởng đến hoạt động của Enterpass nhưng rượu bia, thuốc lá,..là những thủ phạm gây ra những căn bệnh nguy hiểm như bệnh gan, bệnh dạ dày, ung thư phổi. Vì thế, dù không sử dụng Enterpass vẫn nên kiêng rượu bia và đừng bao giờ hút thuốc lá dù chỉ một lần. Nếu lỡ nghiện thuốc lá thì phải đi cai nghiện để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Nên dùng Enterpass trong thời gian bao lâu?

Thuốc nào cũng có tác dụng tốt và những tác dụng có hại. Nếu dùng trong thời gian dài chắc chắn sẽ làm gia tăng những tác dụng không mong muốn. Tốt nhất là nên dùng trong một thời gian ngắn. Nếu thấy không có dấu hiệu tiến triển thì cần đi bệnh viện khám để được kê loại thuốc phù hợp hơn hoặc kết hợp những liệu pháp điều trị khác, rút ngắn thời gian chữa bệnh, an toàn tính mạng, nâng cao hiệu quả công việc,…

Có nên mua Enterpass trên mạng không?

Thời buổi công nghệ phát triển, mua bán online là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng không phải cái gì cũng đặt hàng trực tuyến, nhất là với những loại thuốc thang – liên quan trực tiếp đến sinh mệnh. Người có nhu cầu mua thuốc Enterpass điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa nên đến những nhà thuốc uy tín để mua thuốc.

Cao đẳng Y tế Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/