Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Cetrizet: công dụng và liều dùng hiệu quả cho người bệnh


Cetrizet là loại thuốc được biết đến với công dụng điều trị các triệu chứng do bị cảm hay bị dị ứng: chảy nước mắt, nước mũi hoặc bị ngứa, hắt hơi, sổ mũi,…

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị một số bệnh khác nhưng chỉ có bác sĩ mới được ra quyết định dùng thuốc, còn bệnh nhân không được tự ý sử dụng vì rất nguy hiểm.

Cetrizet là loại thuốc gì

Cetrizet là loại thuốc gì, có tốt không?

Sử dụng thuốc Cetrizet đúng cách

Thuốc Cetrizet được chỉ định dùng theo đường uống. Bạn có thể nuốt nguyên viên hoặc nhai. Bạn nên uống sau bữa ăn với nước lọc hay nước trái cây tùy ý.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc; nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc Dược sĩ ngay;

Lưu ý: Không được uống khi đói hay nạp những thức ăn đồ uống có vị chua vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí bị viêm loét dạ dày.

Cách xử lý khi bị quên liều hoặc quá liều: Nếu quên liều thì có thể bỏ qua liều thuốc đã quên, không được uống gấp đôi liều; quá liều thì phải gọi xe cấp cứu theo số 115 hoặc nhờ người nhà chuyển đến cơ sở Y tế gần nhà nhất để khám và điều trị kịp thời.

Liều dùng thuốc Cetrizet như thế nào?

Liều lượng thuốc Cetrizet tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tuổi tác, giới tính. Vì thế, bạn không được đưa liều thuốc của mình cho người có triệu chứng tương tự dùng và những thông tin được cung cấp dưới đây cũng chỉ để tham khảo.

Liều dùng thuốc Cetrizet thông thường cho người lớn bị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay: uống hoặc nhai 5-10 mg/ lần/ ngày.

Liều dùng thuốc Cetrizet thông thường cho trẻ em

  • Đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi: uống 2,5 mg/ lần/ ngày
  • Đối với trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi: 2,5 mg – 5mg/ lần/ ngày
  • Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên thì có thể dùng liều tương tự như người lớn.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

giá thuốc Cetrizet là bao nhiêu

Thuốc Cetrizet có dùng cho trẻ em được không?

Thuốc Cetrizet có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Bên cạnh những tác dụng có lợi thì thuốc Cetrizet có thể gây ra một số tác dụng có hại cho sức khỏe như:

  • Nổi mẩn, sốt phát ban
  • Sưng mặt, lưỡi, môi
  • Khó thở, mệt mỏi,
  • Rối loạn nhịp tim: tim đập lúc nhanh lúc chậm
  • Mất kiểm soát các hành động
  • Mất ngủ
  • Bủn rủn tay chân
  • Lú lẫn
  • Giảm thị lực
  • Hiếu động, bồn chồn, lo lắng
  • Đắng miệng, đau họng , buồn nôn, nôn mửa

Khi gặp các tác dụng phụ đó hoặc những biểu hiện bất thường khác chưa được liệt kê trong danh sách trên thì cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để xử lý tình hình hiện tại và chuyển hướng điều trị phù hợp hơn.

Thuốc Cetrizet  có chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

Với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ thì Dược sĩ giảng dạy Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyên không nên dùng bất kỳ loại thuốc gì. Thuốc Cetrizet cũng vậy, tuy chưa có báo cáo nào kết luận về tác hại của nó trong trường hợp này nhưng các bà mẹ nên chủ động đề phòng để tránh những hậu quả không đáng có với thai nhi, con trẻ.

Thuốc Cetrizet  có gây mất ngủ không?

Một trong những tác dụng phụ của thuốc Cetrizet  phải kể tiếp là gây ra tình trạng mất ngủ. Do đó, những người lái xe hay làm nghề vận hành máy móc thì không nên sử dụng thuốc. Đặc biệt những người vừa lái xe, vừa uống rượu vừa sử dụng thuốc này thì có thể ức chế hệ thần kinh, mất khả năng chú ý và phản xạ khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Trước khi sử dụng thuốc Cetrizet cần lưu ý điều gì?

Trước khi sử dụng thuốc thì bạn phải báo cho bác sĩ nếu:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Đang sử dụng các loại thuốc khác để điều trị bệnh
  • Có ý định cho trẻ em hoặc người cao tuổi dùng thuốc
  • Những người đang hoặc sắp phẫu thuật
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Lưu ý: Nếu phát hiện ra mình mang thai trong quá trình cho con bú thì không nên tiếp tục dùng thuốc mà không hỏi bác sĩ. Còn nếu trước đó không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục thì nên kiểm tra trước khi đi khám.

Tương tác thuốc

Thuốc Cetrizet có khả năng làm biến đổi cơ chế tác động của những loại thuốc khác, thậm chí nếu kết hợp với nhau có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để không xảy ra tình trạng tương tác thuốc Cetrizet thì bạn phải ghi danh sách những loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc kê toa, không kê toa hay những thảo dược tự nhiên cho bác sĩ/ Dược sĩ xem xét và quyết định về liều lượng.

Một số thực phẩm có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc. Do đó, bạn bắt buộc phải tuân thủ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đã khuyên đồng  thời phải từ bỏ rượu bia, thuốc lá hay các đồ uống có cồn và chất kích thích nguy hại khác.

Tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của việc dùng thuốc. Do đó, nếu cảm thấy trong người không khỏe hay biết rõ mình mắc bệnh gì thì nên báo cho bác sĩ biết.

Bảo quản thuốc

Để thuốc không bị biến đổi các chất thì bạn phải bảo quản nó ở nơi có nhiệt độ phòng, không để ánh nắng mặt trời chiếu vào; không được để nơi có độ ẩm cao, không được để thuốc chỗ trẻ hay lui tới. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách bảo quản trên nhãn hiệu thuốc hoặc hỏi bác sĩ, dược sĩ.

Khi không sử dụng thuốc nữa thì không được vứt vào đường dẫn nước hay nhà vệ sinh mà phải tham khảo cách xử lý của các công ty xử lý rác thải ở địa phương để tiêu hủy thuốc đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người.

Tất cả những thông tin liên quan đến thuốc Cetrizet vừa được chia sẻ trong bài viết trên không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ hay các nhân viên Y tế. Những gì được cung cấp ở trên chỉ nên để tham khảo, không được áp dụng theo. Nếu tự ý uống theo liều lượng trên thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu không may xảy ra hậu quả. 

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/