Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sử dụng Capreomycin trong điều trị kháng lao sao cho an toàn?


Capreomycin là loại kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị bệnh lao. Vậy sử dụng loại kháng sinh này sao cho an toàn và đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết tổng hợp dưới đây.

Thông tin về thuốc Capreomycin

Là một loại thuốc chống lao, Capreomycin là kháng sinh polypeptid được chiết xuất từ Streptomyces capreolus tạo ra tác dụng kìm khuẩn. Khi sử dụng thuốc ở nồng độ cao, Capreomycin còn có tác dụng đối với một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Capreomycin chỉ thuộc thuốc hàng thứ hai trong điều trị bệnh lao và luôn được dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác với tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện kháng thuốc.

Capreomycin chỉ dùng khi việc điều trị với những thuốc chống lao hàng đầu không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.

Thuốc này được điều chế dưới dạng bột pha tiêm capreomycin sulfat có hàm lượng tương đương với 1g capreomycin base.

Capreomycin là một loại thuốc kháng sinh chống laoCapreomycin là một loại thuốc kháng sinh chống lao

Tác dụng của capreomycin

Như đã nói ở trên, Capreomycin  là loại thuốc kháng sinh luôn được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lao với cơ chế hoạt động là ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây lao.

Cách dùng thuốc Capreomycin

Thông thường, loại thuốc này được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong vòng 1 tiếng và được thực hiện bởi các nhân viên y tế.

Ban đầu, người bệnh thường sử dụng thuốc mỗi ngày 1 lần trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tháng sau đó giảm liều xuống còn từ 2 đến 3 lần một tuần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.

Lưu ý rằng, liều dùng thuốc cần dựa theo thể trạng khả năng thích ứng với điều trị của người bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp người bệnh tự sử dụng thuốc ở nhà thì nên tìm hiểu kỹ thông tin sử dụng thuốc từ chuyên gia trước đó.

Người bệnh cũng nên kiểm tra chất lượng thuốc trước khi dùng. Thuốc thường có màu vàng hoặc không màu khi pha, màu sắc có thể thay đổi theo thời gian nhưng không làm giảm đi hiệu quả sử dụng thuốc.

Nhưng trong trường hợp, thuốc khi pha xuất hiện cặn hoặc có màu khác với màu vàng nhạt hay sẫm thì không được phép sử dụng.

Với những ai thường xuyên tiêm thuốc vào bắp thì phải thay đổi vị trí tiêm để tránh các kích ứng. Để đỡ đau, người bệnh nên tiêm thuốc vào đùi hoặc mông.

Ngay cả khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hay biến mất, người bệnh cũng không được phép dừng thuốc mà phải theo liệu trình đã chỉ định để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Capreomycin đạt hiệu quả tốt ưu nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Vì vậy người bệnh nên dùng thuốc vào một thời điểm nhất định theo ngày hoặc tuần.

Nếu cần thiết hãy lên lịch để ghi nhớ.

Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng quá ít hay quá nhiều so với liều lượng được chỉ định. Nếu không tuân thủ có thể gây ra tình trạng tăng số lượng vi khuẩn lao và gây khó khăn cho việc trị nhiễm trùng.

Cần tìm hiểu cách bảo quản kim tiêm an toàn, tuyệt đối không sử dụng lại bơm kim tiêm.

Khi tình trạng bệnh trở nên xấu đi hoặc không thuyên giảm, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có được sự điều trị thích hợp.

Liều dùng capreomycin

Liều dùng thuốc capreomycin thường phụ thuộc vào từng đối tượng, cụ thể như sau:

Với người lớn điều trị bệnh lao - thể hoạt động

  • 10 -15 mg/kg, liều dùng tối đa là 1g  
  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một lần mỗi 24h hoặc 5 ngày/tuần

Với trẻ em điều trị bệnh lao - thể hoạt động

  • 15-30 mg / kg, liều dùng tối đa là 1g
  • tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch từ 1 đến 2 lần chia thành 5-7 ngày mỗi tuần

Các tác dụng phụ khi sử dụng capreomycin

Là một thuốc kháng sinh chống lao, capreomycin không tránh gây ra những tác dụng phụ.

  • Những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra như:
  • Có cảm giác mất cân bằng, xây xẩm
  • Hiện tượng đi tiểu ít hoặc không tiểu được
  • Ù tai, tình trạng hạ Kali với các biểu hiện nhịp tim không đều, khó chịu ở chân…

Theo các ý kiến của chuyên gia thuộc các trường Cao Đẳng Y Hà Nội, các tác dụng phụ nghiêm trọng nhất mà triệu chứng xảy ra ở thận và mắt.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Capreomycin có thể gây ra những tổn thương ở thận và mắt.Các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Capreomycin có thể gây ra những tổn thương ở thận và mắt.

Ngoài ra người dùng còn có thể mắc những phản ứng thường gặp như là:

  • Cảm giác đau sưng hoặc phát hiện có khối u cứng nơi tiêm
  • Hiện tượng đau nhức cơ thể, sốt, ớn lạnh, cảm cúm
  • Nhận thấy phát ban da nhẹ

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng xuất hiện các biểu hiện tác dụng phụ như trên đặc biệt là khi dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn. Khi thấy các phản ứng có xu hướng trầm trọng, người dùng cần đến ngay các bệnh viện để được điều trị.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc capreomycin

Nếu nhận thấy bản thân mẫn cảm với thành phần của thuốc thì cần không nên dùng thuốc capreomycin.

Với các bệnh nhân mắc các bệnh về thận hay bị khiếm thính thì cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để tránh các rủi ro khi dùng thuốc.

Người bệnh cũng nên cẩn trọng chú ý với những loại thuốc có tương tác và không được dùng chung với capreomycin như là:

  • Thuốc tiêm aminoglycosid: khi dùng chung có thể gây ra độc hại với thính giác, với thận và phong bế thần kinh - cơ.
  • Methoxyfluran hoặc thuốc tiêm polymyxin, cisplatin : khi dùng đồng thời hoặc dùng kế tiếp với capreomycin làm tăng nguy cơ tác dụng độc hại với thận và sự phong bế thần kinh - cơ.

Rượu và thuốc lá cũng có khả năng tương tác với thuốc.

Với phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần cân nhắc rủi ro và lợi ích để xác định có nên dùng thuốc hay không.

Tìm hiểu thông tin về công dụng cũng như cách dùng là một bước hết sức quan trọng trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn sự tham khảo tốt nhất về cách dùng Capreomycin an toàn nhất.