Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Betadine được dùng trong những trường hợp nào?


Thuốc Betadine là một trong những loại thuốc sát khuẩn thường dùng nhất trong y tế vì có hiệu quả cao lại khá an toàn nên rất được tin dùng. Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc?.

Hãy cùng giảng viên Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu thật kĩ về thuốc Betadine trong bài viết được phân tích dưới đây.

Thành phần

Hoạt chất: Povidon-Iod 10% kl/tt.

Tá dược: Nonoxynol 9, Glycerol, Disodium hydrogen phosphate (anhydrous), Potassium iodate, Citric acid (anhydrous), Sodium hydroxide, nước tinh khiết.

Các chế phẩm betadine trên thị trường hiện nay như:

  • Cồn thuốc 10%, bình 500 ml.
  • Dung dịch rửa âm đạo 10%, lọ nhựa 250 ml.
  • Gel bôi âm đạo 10%, lọ 80 gam.
  • Viên đặt âm đạo 200mg.
  • Bột phun xịt khí dung 2,5%, bình 100 ml.
  • Thuốc súc miệng 1%, lọ 250 ml.
  • Dung dịch dùng ngoài da 7,5%, lọ nhựa 250 ml.
  • Nước gội đầu 4%, lọ nhựa 250 ml.
  • Mỡ 10%, tuýp 20 gam và 80 gam.

Dược lực học

Povidon-iod là một hỗn hợp trùng hợp polyvinylpyrrolidone với iod (povidon-iod) mà sau khi sử dụng sẽ tiếp tục giải phóng ra iod. Nguyên tố iod (I2) đã được biết từ lâu là một chất sát trùng có hiệu quả cao như diệt nhanh vi khuẩn, virus, nấm và một số động vật nguyên sinh invitro.

Dược động học

Hấp thu: thông thường, dùng iod tại chỗ dẫn đến hấp thu toàn thân một lượng rất nhỏ. Đào thải chủ yếu bằng đường niệu.

Công dụng (Chỉ định)

  • Diệt mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc.
  • Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ.
  • Betadine dùng để diệt mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật.
  • Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, nấm ở da, như tinea, tưa miệng, chốc lở, herpes simplex, zona.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách nát, vết mài mòn
  • Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh hoặc trước khi mổ.
  • Để sát khuẩn và giúp vệ sinh cá nhân tốt hơn.
  • Để sát khuẩn và giúp vệ sinh cá nhân tốt hơn.

betadine-dung-de-diet-mam-benh-o-da-vet-thuong-va-niem-mac

Betadine dùng để diệt mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc

Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc khi được biết có mẫn cảm với iodine hoặc povidon.
  • Không được dùng thuốc này trước khi làm nhấp nháy đồ iodine phóng xạ hoặc điều trị iodine phóng xạ trong ung thư biểu mô tuyến giáp.
  • Không dùng thuốc khi có sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, các bệnh lý rõ ràng khác của tuyến giáp
  • Không sử dụng cho trẻ sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn 1.500g. 
  • Không nên dùng liều cao povidone-iodine trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, chỉ dùng dung dịch povidone-iodine khi có chỉ định của bác sĩ. Có khả năng iodine có thể ngấm vào nhau thai và có thể được tiết vào sữa mẹ
  • Tiền sử quá mẫn với iod.
  • Người bệnh có rối loạn tuyến giáp đặc biệt bướu giáp nhân coloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto
  • Khoang bị tổn thương nặng.
  • Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.

Liều lượng - cách dùng

Povidon là thuốc sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu là dùng ngoài. Liều dùng tuỳ thuộc vào vùng và tình trạng nhiễm khuẩn, vào dạng thuốc và nồng độ của thuốc.

Đầu tiên cần phết dung dịch không pha loãng dàn đều vào nơi cần điều trị. Có thể bôi thuốc nhiều lần trong ngày.

– Dùng nguyên chất: để bôi lên vết thương khi khô tạo thành một lớp che vết thương, dễ rửa sạch bằng nước.

– Pha loãng: pha loãng thuốc với nước sạch để rửa vết thương.

– Vệ sinh tay: dùng 3ml dung dịch nguyên chất bôi một phút trước khi làm việc.

– Để tưới lên vết thương, dùng dung dịch pha loãng 2%.

– Trước khi tiêm hoặc phẫu thuật: bôi trước một phút.

– Tiệt khuẩn để phẫu thuật:  bôi dung dịch nguyên chất vào lòng bàn tay trong 5 phút, sau đó rửa bằng nước đã khử khuẩn.

– Bệnh nấm da, nước ăn chân: Tẩm thuốc vào bông sạch, bôi lên vùng da bị tổn thương ngày 1–2 lần.

– Tẩy rửa dụng cụ y tế: pha loãng thuốc với nước sạch theo tỷ lệ 1/10, ngâm dụng cụ trong 30 phút, lau khô đem tiệt trùng.

Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc. Phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định.

Quy trình để tiệt khuẩn da:

Qui trình để tiệt khuẩn da có ít tuyến bã nhờn: Trước khi tiêm, chích hoặc phẫu thuật, bạn cần bôi dung dịch ít nhất trong 1 phút.

Qui trình để tiệt khuẩn da có nhiều tuyến bã nhờn: Trước ca phẫu thuật, bạn cần bôi thuốc ít nhất 10 phút, luôn luôn để cho da ẩm.

Để tiệt khuẩn da trước phẫu thuật, tránh tạo thành các nơi đọng dung dịch thuốc dưới cơ thể người bệnh

Betadine có thể dùng không pha hoặc pha loãng để súc hoặc rửa. Với nhiều loại ứng dụng, thì có cách dùng khác nhau, bởi vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về vấn đề này.

Sau vài ngày (2-5 ngày) bôi thuốc đều nếu không có cải thiện về triệu chứng, thì cần báo cáo với bác sĩ của bạn.

Tác dụng phụ

  • Đã có trường hợp báo cáo phản ứng dị ứng cấp tính kèm theo hạ huyết áp và/hoặc khó thở (phản ứng phản vệ).
  • Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ
  • Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng và bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.
  • Đối với tuyến giáp: có thể gây giảm năng giáp và có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
  • Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
  • Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
  • Điều trị dài ngày dung dịch povidon-iod có thể dẫn đến hấp thu iod rõ rệt.
  • Trong một vài trường hợp cá biệt có tiền sử bệnh lý tuyến giáp có thể tiến triển tăng năng tuyến giáp thỉnh thoảng xuất hiện các triệu chứng như mạch nhanh hoặc không ngừng.
  • - Ít gặp:
    Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
  • Dị ứng, như viêm da do iod, đốm xuất huyế
  • Thần kinh: cơn động kinh (nếu điều trị PVP – I kéo dài).
  • Viêm tuyến nước bọt, nhưng với tỷ lệ rất thấp.
  • Hiếm khi xảy ra các phản ứng mẫn cảm da các phản ứng dị ứng tiếp xúc kéo dài
  • Có thể xuất hiện duới dạng ngứa, ban đỏ vết bỏng giộp nhỏ hoặc các biểu hiện tuơng tự. Hãy báo cáo với bác sĩ về các tác dụng ngoại ý gặp phải khi bạn dùng thuốc này.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Thuốc chỉ dùng tại chỗ. Khi sát khuẩn trước khi đi vào phẫu thuật, tránh tạo các nơi đọng dung dịch thuốc dưới cơ thể người bệnh.
  • Có thể xảy ra các vết bỏng hóa học ở da do sự đọng vũng.
  • Quá trình chờ dung dịch ướt cho tới lúc khô có thể gây ra kích thích da
  • Không làm nóng thuốc trước khi bôi.
  • Trong trường hợp gặp kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc hoặc mẫn cảm thì ngừng sử dụng thuốc.
  • Những bệnh nhân bị bướu cổ, bướu nhỏ tuyến giáp có nguy cơ phát triển tăng năng tuyến giáp khi dùng liều cao iod.
  • Giữ xa tầm tay trẻ em.
  • Đối với bệnh nhân bị bướu cổ không được dùng dung dịch povidon-iod trong giai đoạn kéo dài và bôi trên diện rộng
  • Cần quan sát các triệu chứng sớm có thể xảy ra của tăng năng tuyến giáp chức năng tuyển giáp.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao về phát triển tăng năng tuyến giáp. Vì ở những bệnh nhân này khi sử dụng sát khuẩn miệng có khả năng ngấm qua da tự nhiên và tăng mẫn cảm với iod
  • Lưu ý chỉ nên dùng povidon-iod ở liều tối thiểu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể phải kiểm tra chức năng tuyến giáp ở trẻ.
  • Tránh tuyệt đối bất cứ khả năng nào có thể xảy ra việc trẻ nhỏ nuốt povidon-iod vào bụng.

thuoc-betadine-chi-dung-tai-cho

Thuốc betadine chỉ dùng tại chỗ

Lái xe và vận hành máy móc: Thuốc này không gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt hoặc buồn ngủ. Tuy nhiên tốt hơn bạn nên cẩn trọng khi dùng thuốc trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc này

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, chỉ dùng dung dịch povidon-iod khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Vì theo phân tích, có khả năng iod có thể ngấm vào nhau thai và có thể được tiết vào sữa mẹ, và do có sự tăng mẫn cảm iod đối với thai và trẻ sơ sinh. Bởi vậy tốt nhất người dùng không nên dùng liều cao povidon-iod trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Povidon-iod có thể gây ra thiểu năng tuyến giáp hoặc trong một số trường hợp với việc tăng TSH ở bào thai hay trẻ sơ sinh. Có thể sẽ cần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp ở trẻ nhỏ. Người dùng cần tránh tuyệt đối bất cứ khả năng nào có thể xảy ra việc trẻ nhỏ nuốt povidon-iod vào bụng vì như vậy rất nguy hiểm.

Tương tác với các thuốc khác

  • Sử dụng đồng thời các chế phẩm chứa thành phần enzyme, bạc và taurolidine, hydrogen peroxide làm cho hiệu quả điều trị của cả hai chế phẩm yếu đi.
  • Povidon-Iod có thể làm cho kết quả xét nghiệm tìm máu trong phân hoặc máu trong nước tiểu dương tính giả.
  • Phức hợp PVP-iod có tác dụng với độ pH từ 2.0 đến 7.0 dẫn đến sự giảm sút tác dụng của phức hợp (thuốc không hiệu quả).
  • Sử dụng Povidon-Iod có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm hoặc chức năng của tuyến giáp và không thể tiến hành điều trị bệnh lý tuyến giáp bằng iod.