Covatine là loại thuốc có tác dụng an thần giúp bệnh nhân xua tan nỗi lo âu, căng thẳng được khá nhiều người dùng nhất hiện nay nhưng liệu thuốc này có tốt cho sức khỏe không. Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Covatine là loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng căng thẳng, lo âu
Thuốc Covatine có tác dụng gì?
Thành phần chính của Covatine bao gồm:
- Captodiamine 50 mg
- Tinh bột ngô, Lactose, Gelatin, Talc (E553b), Magnesium stearat (E572), Silica (E551),Shellac (E904), Sucrose, Gum arabic (E414), Eudragit, Erythrosine (E127),Sáp carnauba (E903).
Thuốc được chỉ định dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn về tinh thần, giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng lo âu, cân bằng trạng thái để không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng công việc.
Khi dùng Covatine có thể gặp những tác dụng phụ gì?
Các tác dụng không mong muốn mà người dùng có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc Covatine để điều trị bệnh là: mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,…Đó không phải là tất cả các tác dụng phụ. Khi gặp phản ứng có hại cho sức khỏe thì phải ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ ngay.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Covatine
- Người bệnh có thể uống Covatine với nước lọc sau bữa ăn no hoặc uống kèm bữa ăn cùng những thức ăn, nước canh, sữa tùy ý nhưng không được ăn hoặc uống với đồ chua vì rất hại dạ dày.
- Mỗi ngày uống ba viên vào ba bữa sáng, trưa, tối.
- Nhớ đọc kĩ hướng dẫn dùng thuốc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Xử lý khi quá liều hoặc quên liều: Nếu quá liều thì cần khẩn trương đến cơ sở Y tế để cấp cứu còn quên liều thì có thể bỏ qua liều đó chứ không được uống cùng một lúc hai liều.
- Khi thấy thuốc chuyển màu hoặc hết hạn sử dụng thì không được dùng
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Covatine có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
Chống chỉ định dùng thuốc Covatine
Những trường hợp không được sử dụng thuốc Covatine bao gồm:
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Những người có phẫu thuật hoặc sắp phẫu thuật
- Bệnh nhân không dung nạp hoặc hấp thụ kém Galactose/ fructose
- Người bệnh thiếu Lactase, sucrase / isomaltase
- Bệnh nhân mắc hội chứng kém hấp thu glucose/Galactose
- Những người sử dụng rượu bia
Cảnh báo, thận trọng khi dùng Covatine
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
Tuy chưa có đủ bằng chứng để chứng minh những tác dụng có hại của thuốc Covatine gây ra đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nhưng các chuyên gia Y tế khuyến cáo không nên dùng thuốc gì trong thời kì bầu bí, bỉm sữa. Vì thai nhi hay trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi những thói quen không tốt từ người mẹ.
Lái xe không nên dùng thuốc
Bởi tác dụng phụ của Covatine gây ra các cơn buồn ngủ. Vì thế, những người hoạt động bên lĩnh vực cần sự tập trung cao độ thì không nên dùng hoặc không được lái xe khi dùng vì nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn.
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc không được tùy tiện kết hợp với thuốc này vì sẽ làm tăng tác dụng phụ, thậm chí nguy hiểm. Kể cả những loại thuốc được kê đơn hay những thảo mộc tự nhiên vẫn có thể tương tác với thuốc Covatine. Do đó, cần liệt kê danh sách các loại thuốc đang sử dụng cho Dược sĩ để họ cân nhắc và kê đơn phù hợp nhất tình trạng bệnh cụ thể.
Tương tác thực phẩm
Có nhiều loại thức ăn đồ uống có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc. Để tình trạng này không xảy ra, hãy theo chế độ ăn kiêng mà bác sĩ chỉ định. Thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích, đồ uống có cồn khác là những thứ có hại cho sức khỏe nên từ bỏ.
Bảo quản thuốc
Để thuốc lâu bị biến chất cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, không có ánh nắng mặt trời, tránh ẩm, không để nhà tắm hay tủ lạnh; tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi. Người bệnh cũng nên tham khảo thêm thông tin về cách bảo quản cụ thể của từng dạng thuốc trên nhãn hộp.
Mua thuốc
Hiện nay, Covatine được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh có thể mua về dùng. Giá thuốc Covatine có sự chênh lệch không đáng kể giữa các cơ sở; hãy chọn ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng lên hàng đầu.
Tiêu chảy hay lo âu là những dấu hiệu thường gặp, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát tốt vấn đề này bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống hợp lý. Không cần dùng thuốc Covatine vẫn có thể cải thiện được tình trạng bệnh kể trên. Chúng ta không được quá phụ thuộc vào nó, chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Nguồn: Dược sĩ - Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/