Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thành phần và công dụng thuốc Acemuc


Acemuc là thuốc có thành phần hoạt chất là acetylcystein dùng để điều trị hô hấp cho cả người lớn và trẻ nhỏ như về tiết dịch viêm phế quản cấp, viêm xoang. Acemuc là chất làm long đờm, tiêu nhày được sử dụng làm giảm chứng ho khan, ho có đờm ở trẻ.

Thông tin về thuốc Acemuc

  • Tên hoạt chất: acetylcysteine
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh hô hấp
  • Dạng bào chế và hàm lượng: bào chế dưới dạng thuốc cốm có hàm lượng là 100mg và 200mg.

Thành phần của thuốc Acemuc

  • Thành phần chính của thuốc Acemuc bao gồm: Aspartame và Acetylcysteine có công dụng điều trị bệnh riêng.
  • Hoạt chất Acetylcysteine: được biết đến như chất dẫn của amino acid L – cysteine, hoạt chất này dùng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Aspartame: Là một trong những chất có thể làm ngọt tổng hợp từ sự kết hợp của 2 acid amin đó là Phenylalanin và Aspartic tạo cảm giác dễ uống.

Tác dụng của Acemuc là gì?

Thuốc Acemuc thuộc nhóm thuốc dành cho trẻ nhỏ và dành cho người lớn có 2 loại sản phẩm Acemuc khác nhau: Acemuc 100g, Acemuc 200mg. Hiện nay trên thị trường Acemuc được bào chế dưới dạng thuốc cốm có hàm lượng là 100mg và 200mg. Acemuc có công dụng chính như sau:

  • Thuốc Acemuc điều trị ho khan, ho có đờm cho bé
  • Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để cải thiện bệnh viêm phế quản, viêm xoang.
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm
  • Thuốc Acemuc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản – phổi, viêm mũi dị ứng, lao phổi
  • Ho sởi, ho gà
  • Ho do viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi
  • Thuốc Acemuc có tác dụng điều trị các bệnh về lao phổi, viêm mũi dị ứng ho do màng phổi bị kích thích
  • Mặt khác, cũng có thể sử dụng Acemuc để điều trị ho do viêm thanh quản, màng phổi bị kích ứng.
  • Hạn chế tình trạng điều tiết dịch nhầy trong vòm họng, do viêm họng, ho gà, ho sởi
  • Thuốc Acemuc còn giúp tránh tình trạng chất nhầy, giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh gây vướng víu, khó chịu.
  • Acemuc sẽ có tác dụng ngăn chặn sự xâm lấn đến ganới những bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng thuốc Paracetamol quá liều
  • Thuốc Acemuc bảo vệ gan hiệu quả.

thuoc-acemuc-khong-su-dung-thuoc-cho-tre-nho-duoi-2-tuoi

Thuốc Acemuc không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Cách dùng và liều dùng thuốc Acemuc

Cách dùng: cách dùng đơn giản là người bệnh chỉ cần hòa tan gói thuốc trong nửa ly nước, khuấy đều cho tan ra là uống được. Liều lượng dùng thuốc của mỗi người thường không giống nhau vì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác. Liều dùng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Acemuc dành cho người lớn và trẻ em trên 7 tuổi

Mỗi lần dùng 1 gói và ngày dùng 3 lần hàm lượng 200mg

Liều dùng thuốc Acemuc cho trẻ em dưới 7 tuổi

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi: mỗi lần uống 1 gói, mỗi ngày uống 2 lần
  • Trẻ từ 2 – 7 tuổi: Uống Acemuc hàm lượng 100mg 3 lần trong ngày và mỗi lần uống 1 gói.
  • Với trẻ từ 2 đến 7 tuổi mỗi ngày uống 2 lần thuốc ho Acemuc mỗi lần 1 gói hàm lượng 200mg

Việc sử dụng thuốc với liều lượng cao quá liều có thể sẽ gây ra rối loạn đường tiêu hóa, dẫn tới đau dạ dày, tiêu chảy. Nếu có những dấu hiệu quá liều người bệnh nên báo cho dược sĩ được biết để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Acemuc

Trong quá trình dùng thuốc Acemuc người bệnh có thể sẽ gặp phải các biểu hiện dưới đây nên ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ.

  • Đau đầu.
  • Ù tai.
  • Ngủ gật, đôi khi ngủ sâu, hệ thần kinh bị mất kiểm soát gây nên chứng ảo giác.
  • Cảm giác khó chịu, buồn nôn hoặc nôn trớ.
  • Nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa
  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Rối loạn tiêu hoá: đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Bệnh nhân có thể đau đầu, ù tai, hạ huyết áp
  • Khi sử dụng thuốc Acemuc với liều cao có thể sẽ xuất hiện những hiện tượng đau dạ dày cần giảm liều cho bệnh nhân.
  • Tuy không phổ biến nhưng ít gặp hơn: phản ứng dạng phản vệ toàn thân rét run
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khác.

Khi thấy bất cứ triệu chứng, dấu hiệu lạ xuất hiện cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

phu-nu-mang-thai-chi-su-dung-thuoc-acemuc-khi-co-chi-dinh-cua-bac-si

Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc Acemuc khi có chỉ định của bác sĩ

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Acemuc

  • Acemuc không được sử dụng trong trường hợp  Phenylceton niệu.
  • Trẻ em trên 7 tuổi cũng có thể sử dụng thuốc Acemuc 200mg khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Cần thận trọng dùng Acemuc ở những bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú chỉ nên sử dụng thuốc khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Acemuc có thể làm ảnh hưởng đến một vài xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, nếu bệnh nhân đến hạn làm xét nghiệm cần chú ý.
  • Thuốc cốm pha xong phải uống ngay.
  • Bạn đang gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe cần phải ngưng sử dụng thuốc và thông báo với các bác sĩ
  • Người có tiền sử bệnh hen cần lưu ý khi dùng thuốc này
  • Trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải uống nhiều nước làm loãng đờm tiêu đờm của acetylcestein.
  • Không nên cố gắng kiềm chế cơn ho hoặc thuốc ức chế ho khi ho có đờm.
  • Đặc biệt, nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào như co thắt phế quản cần lưu ý
  • Hoạt chất Acetylcysteine có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm ketone niệu xác định salicylates máu
  • Phụ nữ cho con bú: thuốc Acemuc dùng được an toàn cho người nuôi con bằng sữa mẹ
  • Không sử dụng thuốc Acemuc cho bệnh nhân suy gan. Nếu như bị suy gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
  • Bệnh nhân bị nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi không thể hoặc bị giảm khả năng ho
  • Một số bệnh nhân có thể bị các bệnh di truyền hiếm gặp dạng bất dung nạp hoặc kém hấp thu glucose nếu dùng thuốc Acemuc nên tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Một số bệnh nhân tăng nguy cơ sốc phản vệ và các bệnh lý hô hấp khác.

Thuốc Acemuc có thể tương tác với những thuốc nào?

Hiện tại vẫn chưa có thông tin Acemuc có gây ra tương tác với các thuốc khác. Tuy nhiên để tránh xảy ra đáng tiếc người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ.

Theo Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp