Là kháng sinh thuộc nhóm beta - lactam có khả năng kháng khuẩn mạnh, do đó Ceftriaxon được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do đã kháng cephalosporin thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai.
Thuốc Ceftriaxon có tác dụng gì?
Ceftriaxon là một loại kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm beta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng. Thành phần chính của thuốc là Ceftriaxone sodium, thuốc được bào chế theo dạng thuốc bột pha tiêm với hàm lượng là 1g, 2g, 250mg và 500mg.
Theo bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Dược Hà Nội, Ceftriaxon được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do đã kháng cephalosporin thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai.
Ceftriaxon là kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm beta-lactam.
Ceftriaxon cũng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não áp xe, áp xe não, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn ổ bụng, xương khớp, da và mô liên kết, điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng đặc biệt là viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn thận, tiết niệu, sinh dục bao gồm lậu cầu, nhiễm khuẩn ở người suy giảm chức năng đề kháng và phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
- Thận trọng dùng Cetirizin hydroclorid với trường hợp nào?
- Cách dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình Cinnarizin an toàn tránh tác dụng phụ
Liều lượng và cách dùng Ceftriaxon
Đối với thuốc Ceftriaxon, các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Do vậy, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều, bỏ liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
* Liều dùng đối với người lớn:
Ceftriaxon có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều thường dùng đối với người lớn là từ 1 - 2g, có thể chia thành 1 hoặc 2 lần. Trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều lên 4g.
Liều dùng dự phòng trong phẫu thuật là 1g tiêm tĩnh mạch 1 liều duy nhất ít nhất từ 0,5 - 2 giờ trước khi mổ.
* Liều dùng đối với trẻ em:
Liều thường dùng là mỗi ngày là 50 - 75mg/kg, có thể tiêm 1 lần hoặc 2 lần. Tổng liều điều trị không vượt quá 2g mỗi ngày.
Trong trường hợp điều trị viêm màng não, liều khởi đầu là 100mg/kg, liều tối đa không quá 4g. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 7 - 14 ngày. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.
* Liều dùng đối với trẻ sơ sinh:
Liều thường dùng là 50mg/kg/ngày. Trường hợp suy gan và suy gan phối hợp, cần điều chỉnh liều dựa theo kết quả kiểm tra các thông số trong máu. Chẳng hạn, nếu hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, liều ceftriaxon không vượt quá 2g/24 giờ.
Với người bệnh thẩm phân máu, liều thường dùng là 2g tiêm cuối đợt thẩm phân đủ để duy trì nồng độ thuốc có hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân sau, thông thường trong 72 giờ.
* Cách pha dung dịch tiêm:
- Đối với dung dịch tiêm bắp: hòa tan 0,25g (hoặc 0,5g) Ceftriaxon trong 2ml và 1g trong 3,5ml dung dịch lidocain 1%. Tuy nhiên, không tiêm quá 1g tại cùng một vị trí và không dùng dung dịch có chứa lidocain để tiêm tĩnh mạch.
- Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Cũng hòa tan 0,25g (hoặc 0,5g) thuốc trong 5ml và 1g trong 10ml nước cất vô khuẩn. Thời gian tiêm từ 2 - 4 phút, nên tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch.
- Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan 2g bột thuốc trong 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci như natri clorid 0,9%, glucose 5%, glucose 10% hoặc natri clorid và glucose (0,45% natri clorid và 2,5% glucose). Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền, và thời gian truyền ít nhất trong 30 phút.
Tác dụng phụ của thuốc Ceftriaxon
Mặc dù, được dung nạp tốt, song Ceftriaxon có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần kịp thời gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Một số tác dụng phụ thường gặp như tiêu chảy, phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi ban, mề đay. Các triệu chứng toàn thân bao gồm sốt, viêm tĩnh mạch, chóng mặt, đau đầu, phản vệ hoặc phù.
- Người bệnh có triệu chứng thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu, hoặc có thể tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu.
- Có thể tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh. Tăng nhất thời các enzym gan trong khi điều trị bằng Ceftriaxon. Sau khi điều trị với các thuốc kháng sinh thường ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tăng phát triển các nấm, men hoặc những vi khuẩn khác.
- Dùng Ceftriaxon liều cao kéo dài có thể thấy trên siêu âm có hình ảnh bùn hoặc giả sỏi đường mật do đọng muối calci của ceftriaxon, tuy nhiên sẽ mất đi khi ngừng thuốc.
- Ceftriaxon có thể tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do từ đó đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương. Do đó, tránh dùng Ceftriaxon cho trẻ sơ sinh bị vàng da, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Ngoài ra, Ceftriaxon có thể khiến các thử nghiệm galactose - huyết và glucose - niệu dương tính giả.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Ceftriaxon được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
Thận trọng dùng Ceftriaxon khi nào?
Ngoài một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra đối với người dùng thuốc, Ceftriaxon cũng trở nên nguy hiểm khi dùng trong các trường hợp sau đây:
- Không dùng Ceftriaxon đối với những người bệnh dị ứng với cephalosporin và tiền sử dị ứng với penicillin vì có thể gây dị ứng chéo.
- Đối với Ceftriaxon tiêm bắp thịt tránh dùng với những người mẫn cảm với lidocain và không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 30 tháng.
- Thận trọng khi dùng Ceftriaxon đối với những bệnh nhân suy cả hai chức năng gan và thận. Với trường hợp này, cần điều chỉnh giảm liều dùng không vượt quá 2g mỗi ngày.
- Khả năng gây độc cho thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid. Do đó, tránh kết hợp hoặc dùng đồng thời Ceftriaxon với những thuốc kể trên.
- Nếu dùng đồng thời với Probenecid, sẽ làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương vì giảm độ thanh thải của thận.
Những thông tin về thuốc Ceftriaxon mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Cao đẳng Y Dược Hà Nội thông qua địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/