Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng phụ của thuốc paracetamol


Paracetamol là loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như đau đầu, cảm cúm, đau răng, là loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng hay các thận trọng khi dùng thuốc.

Paracetamol là loại thuốc điều trị đau đầu, đau cơ, đau khớp, cảm cúm đau lưng, đau răng

Các dạng bào chế và hàm lượng thông thường của thuốc.

Hiện nay, Paracetamol được bào chế ở dạng uống hoặc dạng viên đặt với hàm lượng cụ thể như sau:

Dạng uống

  • Viên nén như Panadol viên 500mg.
  • Viên sủi với hàm lượng thông thường là 500mg như Efferalgan, Panadol sủi.
  • Siro uống.
  • Bột pha theo các gói với hàm lượng 80mg, Efferalgan Hapacol 150mg, 150mg, 250mg như Efferalgan 80mg, Efferalgan 250mg,…

Dạng viên đặt

Loại viên đặt hậu môn với hàm lượng 80mg, 150mg. Hàm lượng viên đặt được sử dụng theo trọng lượng của trẻ.

Tác dụng Paracetamol

Paracetamol còn có tên gọi khác là loại thuốc được thay thế cho Aspirin khi sử dụng với mục đích giảm đau, Acetaminophen là một dạng hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Paracetamol không có khả năng chống viêm.

Hiện nay, thuốc gần như không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch hay hệ hô hấp. Không gây kích ứng hay xước niêm mạc dạ dày không gây mất cân bằng acid và base chỉ gây tác động nhẹ đến hệ thần kinh.

paracetamol-la-loai-thuoc-dieu-tri-dau-dau-dau-co

Paracetamol là loại thuốc điều trị đau đầu, đau cơ

Chống chỉ định sử dụng thuốc:

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp như:

  • Người có tiểu sự bị các bệnh về gan.
  • Người mẫn cảm, dị ứng với paracetamol.
  • Người bị nghiện rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Khi sử dụng paracetamol không sử dụng quá liều quy định của thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Người lớn không quá 4000mg/ngày và không uống quá 1000/liều dùng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Không dùng thuốc dạng đặt để uống. Bạn cần phải rửa tay trước và sau khi đặt thuốc tại hậu môn
  • Không sử dụng thuốc sau khi đã uống rượu bia có thể tương tác với rượu và gây các ảnh hưởng có hại tới gan.
  • Trong trường hợp quên uống thuốc bạn có thể uống lại thuốc nếu thời gian cách đó không lâu
  • Paracetamol là biệt dược do đó, khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị ho hay giảm đau khác mà không có sự kê toa của bác sĩ.
  • Nên ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp không giảm sốt sau 3 ngày dùng, táo bón, buồn nôn, đau đầu

Tác dụng phụ

Paracetamol cũng có tác dụng phụ, một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị dị ứng thuốc nhưng hầu hết mọi người đều dung nạp thuốc tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ là tổn thương gan nặng thường chỉ xảy ra ở những người sử dụng quá liều.

Phản ứng dị ứng

Rất hiếm gặp những người có phản ứng dị ứng với paracetamol. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện dị ứng sau:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ngứa nhiều
  • Bong da hoặc nổi mụn nước trên da
  • Sưng phù mặt, môi, họng hoặc lưỡi
  • Phát ban
  • Tổn thương gan nghiêm trọng
  • Tất cả những sản phẩm có chứa paracetamol đều có cảnh báo về gan. Tổn thương gan nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều hơn 4g (4000 mg) paracetamol mỗi ngày. Uống từ 3 cốc rượu trở lên mỗi ngày khi sử dụng paracetamol.
  • Ngộ độc paracetamol có thể xảy ra khi bạn uống quá nhiều. Gan sẽ tạo ra quá nhiều những sản phẩm chuyển hóa nàu và chúng sẽ có thể gây tổn thương gan.
  • Gan sẽ chuyển hóa paracetamol thành các chất khác nhau, nếu bạn uống theo đúng liều được khuyến cáo, tổn thương gan do thuốc sẽ ít khi xảy ra.

Những triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:

  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Vã mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Nước tiều sẫm màu hoặc có màu như nước trà
  • Đau bụng vùng hạ sườn phải
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Da xanh
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Đi ngoài phân đen