Thuốc Mucosolvan thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp là chất tăng tiết dịch giúp làm loãng dịch đờm giúp bệnh nhân dễ khạc đờm hơn. Thuốc Mucosolvan xách dùng ra sao?. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Mucosolvan sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thông tin về thuốc Mucosolvan
Thành phần hoạt chất: ambroxol.
Thuốc chứa thành phần tương tự: Ambroxol.
Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp đặc biệt viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường. Mucosolvan có hoạt chất chính là Ambroxol hidrocloride với hàm lượng 30mg có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên nén.
Dạng bào chế: viên nén
Thuốc Mucosolvan có tác dụng gì?
Thuốc Mucosolvan được chỉ định cho các trường hợp:
- Bệnh nhân bị bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen phế quản
- Ambroxol có tác dụng long đờm, làm đờm dễ bị tống ra ngoài, dùng trong điều trị ho có đờm.
- Viêm phế quản dạng hen có kèm sự tiết dịch phế quản không bình thường.
- Gây tê tại chỗ.
- Thuốc có khả năng cải thiện được triệu chứng trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Ambroxol có tính chất kháng viêm chống oxy hóa dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp.
- Tác dụng kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang
- Có hiệu quả khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ mới phát bệnh.
- Tuy nhiên không có hiệu quả khi dùng để phòng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Thuốc Mucosolvan có tác dụng chỉ định cho các trường hợp bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính
Liều dùng và Cách dùng thuốc Mucosolvan như thế nào?
Liều dùng được khuyến cáo như sau:
- Người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên dùng 30-60mg/lần tương đương 1-2 viên/lần, ngày 2 lần.
- Đối với trẻ em từ 5-10 tuổi dùng 15-30mg/lần tương đương 1 viên/lần, ngày 2 lần.
Cách dùng thuốc Mucosolvan hiệu quả
Thuốc được dùng bằng đường uống, nên uống với nước sau khi ăn không nên sử dụng trà, sữa hay nước hoa quả để uống thuốc.
Uống Mucosolvan sử dụng thuốc vào thời điểm sau bữa ăn, lưu ý uống cả viên, không bẻ hoặc nhai nát thuốc.
Không sử dụng thuốc Mucosolvan khi nào?
- Không sử dụng thuốc Mucosolvan cho người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Chống chỉ định trong trường hợp bệnh di truyền hiếm gặp có thể tương kỵ với một trong các tá dược của thuốc
- Bệnh nhân đang bị loét dạ dày- tá tràng ở dạng tiến triển.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mucosolvan
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa vì thành phần trong thuốc có thể gây tan các cục máu đông và làm chảy máu trở lại.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
- Cần thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị chứng không dung nạp được lactose không hấp thụ được glucose- galactose.
- Nếu sử dụng trong trường hợp chứng không dung nạp được lactose không hấp thụ được glucose- galactose có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích
- Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định trong quá trình điều trị, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
Lưu ý:
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm
- Với các thuốc hết hạn sử dụng, mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp. Trước khi sử dụng thuốc Mucosolvan, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra hạn sử dụng.
- Bệnh nhân có bệnh rối loạn chuyển hóa không nên tự ý sử dụng mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã hết hạn, bị hư hỏng.
- Sử dụng đúng liều, đủ liều theo chỉ dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.
- Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. Hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng về tính an toàn thuốc khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng.
- Thuốc Mucosolvan có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Mucosolvan
Tác dụng phụ thường gặp:
- Thường gây tác dụng phụ trên tiêu hóa: tác dụng phụ nhẹ như ợ nóng, chướng bụng đầy hơi, nôn mửa.
- Các phản ứng phản vệ kể cả sốc phản vệ, phù mạch, phát ban, mày đay, ngứa và các phản ứng quá mẫn khác.
- Phản ứng phản vệ: dị ứng trên da, ban đỏ, mẩn ngứa, thậm chí là shock phản vệ.
- Rối loạn hệ miễn dịch, da và mô dưới da:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn/nôn, tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu và đau bụng.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
- Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ, dược sĩ trường hợp xuất hiện các tình trạng bất thường nghi ngờ do tác dụng không mong muốn của thuốc để có cách xử lý chính xác và kịp thời.
Ít gặp:
- Dị ứng, kích ứng ngoài da, chủ yếu là triệu chứng nổi ban đỏ.
- Trong trường hợp bệnh nhân có bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc nên tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ tư vấn.
Thuốc Mucosolvan thường gây tác dụng phụ trên tiêu hóa
Tương tác thuốc
- Không được dùng Mucosolvan cùng với một số thuốc ức chế ho Codein hoặc thuốc làm khô đờm Atropin.
- Cần thận trọng khi sử dụng cùng thuốc kháng sinh cefuroxime, ertthromycin, amoxicillin vì nó làm tăng nồng độ kháng sinh này trong các nhu mô phổi.
- Trên lâm sàng chưa có báo cáo nào về tương tác bất lợi của Mucosolvan với các thuốc khác.
- Bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
- Mucosolvan có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó.
- Không phối hợp với thuốc khô đờm atropin hoặc thuốc ho codein.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa thuốc Mucosolvan với thức ăn hoặc các thuốc , thực phẩm chức năng khác.
- Kháng sinh Amoxicillin, Erythromycin, cefuroxim thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng.
- Bệnh nhân không tự ý dừng thuốc mà phải trao đổi với dược sĩ trực tiếp kê đơn điều trị.
- Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân nên hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê hoặc chất kích thích khác.
Lưu trữ thuốc Mucosolvan ra sao?
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng được kiểm soát 15 ° – 30 ° C
- Không được dùng thuốc quá thời hạn sử dụng có ghi bên ngoài hộp thuốc.
- Bảo vệ thuốc này khỏi ánh sáng và độ ẩm.
- Không được loại bỏ thuốc vào nước thải hoặc thùng rác thải gia đình
Theo Cao đẳng dược TPHCM tổng hợp