Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của thuốc acetazolamide là gì?


Acetazolamide  có tác dụng điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh say độ cao ví dụ như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt,…Ngoài ra thuốc còn được dùng để chữa bệnh tăng nhãn áp, động kinh, liệt, lợi tiểu. Vậy dùng thuốc như thế nào với liều lượng ra sao để phát huy hết tác dụng của nó.

Tác dụng của thuốc acetazolamide là gì?

Tác dụng của thuốc acetazolamide là gì?

Hướng dẫn cách sử dụng  Acetazolamide 

- Thuốc  Acetazolamide được dùng theo đường uống và theo chỉ định của bác sĩ.

- Bệnh nhân có thể uống cùng với thức ăn hoặc không tùy thích, miễn là không dùng thức ăn hay đồ uống có độ chua vì sẽ hại dạ dày.

- Mọi người uống cần nhớ là nuốt nguyên viên, không được bẻ ra hay nhai nhỏ vì có thể khiến các tác dụng phụ nhiều hơn.

- Để ngăn tình trạng bị say khi lên cao thì nên uống thuốc này trước đó từ 1 đến 3 ngày rồi tiếp tục dùng trong khi đang ở trên cao ít nhất là 3 ngày. Nếu vẫn không chịu đựng được thì tốt nhất là nên leo xuống chỗ thấp hơn.

- Trường hợp đang sử dụng thuốc này để chữa tăng nhãn áp hay co giật thì cần được chăm sóc đặc biệt thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân nên dùng cùng một giờ cố định trong ngày, giờ cuối nên uống vào đầu bữa tối để hạn chế việc dậy vào lúc ban đêm.

- Tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều mà không hỏi bác sĩ vì có thể tình trạng sẽ nguy hại hơn nếu tự nhiên ngưng dùng thuốc. Cũng như các loại thuốc khác, người bệnh không được lạm dụng trong thời gian dài.

- Lượng Kali có ở trong máu có thể bị giảm khi dùng thuốc này. Vì thế nên tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kali như chuối hay cam khi uống thuốc. Có những trường hợp sẽ được bác sĩ kê đơn kali để bổ sung.

Liều dùng

Liều lượng thuốc acetazolamide phụ thuộc vào mức độ bệnh, giới tính, tuổi tác. Vì thế, những thông tin dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ hay các nhân viên Y tế.

Đối với người lớn:

  •  Điều trị bệnh phù:  250 - 375 mg/lần/ ngày dùng theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Không nên dùng thêm liều thứ hai và thứ ba vì để thận được hồi phục lại chức năng.
  • Bị say độ cao cấp tính: Viên nén: 125-250 mg/ ngày; ngày uống 2 lần; viên nang: 500 mg/  ngày, ngày uống 2 lần.
  • Điều trị tăng nhãn áp góc mở: 250 – 500mg/ ngày, dùng từ 1 – 4 lần/ ngày, dùng theo đường uống hoặc tiêm.
  • Đề phòng triệu chứng co giật: Dùng khoảng 8-30 mg/kg/ngày chia thành 4 lần. Trường hợp người bệnh đã dùng thuốc khác thì liều khởi đầu có thể giảm hơn.

Liều dùng thuốc acetazolamide cho trẻ em:

  • Trẻ bị tăng nhãn áp lớn hơn 1 tuổi: 8-30 mg/kg/ngày hoặc 300-900 mg/m² da/ngày chia thành 8 lần.
  • Phù: 5 mg/kg hoặc 150 mg/m²/ lần/ ngày.
  • Trẻ bị động kinh: 8-30 mg/kg/ngày, tối đa không quá 1 gram.
  • Trẻ bị tràn dịch não (trên 1 tuổi): 20 đến 100 mg/kg/ngày, mỗi ngày dùng khoảng 6 – 8 lần bằng đường uống hoặc tiêm.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

acetazolamide có tốt không?Thuốc acetazolamide có tốt không?

Một số tác dụng phụ của thuốc acetazolamide

Hầy như loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ ngoại ý. Thuốc acetazolamide cũng vậy, trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng bất lợi như:

  • Giảm thị lực
  • Vị giác thay đổi
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy
  • Xuất hiện những cơn buồn ngủ kéo dài, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Dị ứng da: phát ban, nổi mề đay, tức ngực, khó thở,…
  • Nước tiểu có máu
  • Giảm thính giác, ù tai, đau họng
  • Co giật mạnh, phân có màu, nước tiểu màu sẫm
  • Thở dốc, sốt
  •  Đau dưới lưng, đỏ da, phồng rộp, sưng tấy,…

Ngoài ra, còn có những tác dụng có hại khác chưa được liệt kê trong danh sách ở trên. Khi gặp những phản ứng đó thì cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ. Nếu còn thắc mắc thì hỏi thêm thông tin từ bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc acetazolamide 

Trước khi sử dụng thuốc, hãy thông báo cho các bác sĩ biết nếu:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
  • Những người bị dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm
  • Bệnh nhân mắc sỏi thận, phổi, tăng nhãn áp, đái tháo đường
  • Đang có vấn đề về sức khỏe và đang dùng bất kỳ loại thuốc nào đó để điều trị

Tương tác thuốc

Có những loại thuốc không thể dùng chung với thuốc này vì có thể xảy ra phản ứng tương tác thuốc acetazolamide gây hậu quả nghiêm trọng, Dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Hà Nội liệt kê một số tên như:

  • Aspirin
  • Arsenic Trioxide, Carbamazepine, Ceritinib;
  • Dabrafenib, Digitalis, Droperidol;
  • Eslicarbazepine Acetate, Idelalisib, Levomethadyl;
  • Metformin, Mitotane, Nilotinib;
  • Piperaquine, Proscillaridin, Quinidine;
  • Siltuximab, Sotalol;
  • Các thuốc chứa hoạt chất ức chế anhydrase carbonic: methazolamide, quinidine cyclosporine, phenytoin, natri bicarbonate,…

Để tránh tình trạng này thì bệnh nhân cần liệt kê danh sách những loại thuốc đang dùng để các bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

Tương tác thuốc với thực phẩm/ rượu bia: Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đã xây dựng đồng thời từ bỏ thuốc lá, rượu bia vi chúng không tốt cho sức khỏe. Chưa kể, uống vào làm cho bệnh tình trầm trọng, khó thuyên giảm.

Tình trạng sức khỏe cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc dùng thuốc acetazolamide . Vì thế, người bệnh cần báo cho bác sĩ ngay khi cảm thấy sức khỏe không ổn định như bình thường.

Lưu ý: Không dùng thuốc khi chuyển màu hoặc quá hạn sử dụng; không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trong mọi trường hợp, người dùng chỉ được uống theo đơn thuốc bác sĩ kê.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/