Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của cefdinir là gì?


Cefdinir là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau. Thuốc Cefdinir này sẽ không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do vi-rút.

Thông tin chung của thuốc

Thuốc như là một loại thuốc kháng sinh cephalosporin Cefdinir hoạt động bằng cách làm chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn.

Loại thuốc này chỉ điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do vi-rút như bệnh cảm, cúm thông thường.

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm chống nhiễm khuẩn

Tên Biệt dược: Aldinir, Cefdinir 300mg Duocef

Thuốc biệt dược mới: Cefdinir 100mg/5ml, Avis-Cefdinir 250mg, Bostocef suspension, Bh-Topticefdinir 125, B, h-Topticefdinir 300Cefdinir 300

Dạng thuốc :Viên nang cứng,thuốc bột uống, thuốc bột pha hỗn dịch uống, viên nén phân tán

Thành phần: Cefdinir

Dược lực học: Cefdinir là kháng sinh Cefdinir có phổ hoạt tính rộng kháng nhiều vi khuẩn Gram âm như Haemophilus influenzae, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Haemophilus parainfluenzae, Moraxella catarrhalis và vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicilin), Streptococcus pyogenes.

Dược động học: Sau khi uống cefdinir, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 2 - 4 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối ước tính khoảng 25 % khi dùng dưới dạng hỗn dịch uống. 

Ở bệnh nhi từ 6 tháng đến 12 tuổi, uống liều duy nhất 7 mg/ kg cefdinir ở dạng hỗn dịch, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt ở 2,2 giờ sau khi dùng. Khi dùng với liều đơn 14 mg/ kg cho những bệnh nhân này thì nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình đạt 1,8 giờ sau khi uống.

Chỉ định:

  • Nhiễm trùng hô hấp trên và dưới.
  • Viêm nang lông, viêm quanh móng
  • Chốc lở, áp xe dưới da, viêm mạch hay hạch bạch huyết.
  • Viêm thận, bể thận, viêm bàng quang.
  • Viêm phổi cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn
  • Viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan.
  • Viêm nang lông, nhọt, viêm quầng, viêm tấy
  • Viêm quanh móng, áp-xe dưới da, viêm tuyến mồ hôi
  • Viêm mạch hay hạch bạch huyết, chín mé
  • Vữa động mạch nhiễm trùng, viêm da mủ mạn tính.
  • Viêm phần phụ tử cung, viêm tử cung, viêm tuyến Bartholin.
  • Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang.

 cefdinir-la-thuoc-khang-sinh-duoc-su-dung-de-dieu-tri-nhiem-trung-ho-hap-tren-va-duoi

Cefdinir là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hô hấp trên và dưới

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thành phần thuốc hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin.

Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : CEFDINIR Dùng uống. Không uống kèm viên nang với thức ăn.

Hướng dẫn pha hỗn dịch uống:

Cho 30ml nước sôi để nguội vào chai và lắc kỹ trong 2 phút để hoà tan hết thuốc sau đó thêm nước đến vạch kẻ trên cổ chai

Hỗn dịch sau khi pha cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 25°C và dùng được trong 10 ngày.

 dung-cefdinir-duong-uong

Dùng cefdinir đường uống

Liều dùng cefdinir cho người lớn

Liều dùng cefdinir thông thường dành cho người lớn đối với bệnh viêm phổi:

Bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 10 đến 14 ngày.

Liều dùng cefdinir thông thường dành cho người lớn đối với bệnh viêm phế quản:

Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc uống 600mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày của bệnh viêm phế quản mãn tính do vi khuẩn gây nên

Liều dùng cefdinir thông thường dành cho người lớn đối với bệnh viêm xoang:

Viêm xoang hàm trên cấp tính: Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ hoặc uống 600mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.

Liều dùng cefdinir thông thường dành cho người lớn đối với bệnh nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.

Liều dùng cefdinir thông thường dành cho người lớn đối với bệnh viêm amiđan/viêm hầu:

Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 5 đến 10 ngày

Liều dùng cefdinir cho trẻ em

Liều dùng Cefdinir thông thường dành cho trẻ em đối với bệnh viêm phổi:

  • 13 tuổi hoặc lớn hơn 13 tuổi: Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 10 đến 14 ngày.

Liều dùng Cefdinir thông thường dành cho trẻ em đối với bệnh viêm phế quản do vi khuẩn gây nên:

  • 13 tuổi hoặc lớn hơn 13 tuổi: Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc uống 600mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.

Liều dùng Cefdinir thông thường dành cho trẻ em đối với chứng viêm tai giữa:

  • 6 tháng tuổi cho đến 12 tuổi: Uống 7 mg/kg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc uống 14 mg/kg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Liều lượng tối đa: 600mg/ngày.

Liều dùng Cefdinir thông thường dành cho trẻ em đối với chứng viêm amiđan/viêm hầu:

  • 6 tháng tuổi cho đến 12 tuổi: Uống 7 mg/kg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc uống 14 mg/kg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Liều lượng tối đa: 600mg/ngày.
  • 13 tuổi hoặc lớn hơn 13 tuổi: Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc uống 600mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.

Liều dùng Cefdinir thông thường dành cho trẻ em đối với bệnh viêm xoang:

Viêm xoang hàm trên cấp tính:

  • 6 tháng tuổi cho đến 12 tuổi: Uống 7 mg/kg sau mỗi 12 giờ hoặc uống 14 mg/kg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Liều lượng tối đa: 600mg/ngày.
  • 13 tuổi hoặc lớn hơn 13 tuổi: Uống cefdinir 300mg sau mỗi 12 giờ hoặc uống 600mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.

Liều dùng Cefdinir thông thường dành cho trẻ em đối với bệnh nhiễm trùng da hoặc cấu trúc da:

Không biến chứng:

  • 6 tháng tuổi cho đến 12 tuổi: Uống 7 mg/kg sau mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Liều lượng tối đa: 600 mg/ngày.
  • 13 tuổi hoặc lớn hơn 13 tuổi: Uống 300 mg sau mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.

Thuốc Cefdinir có những dạng và hàm lượng sau:

  • Bột pha hỗn dịch, thuốc uống: 125 mg/5 mL, 250 mg/5 mL.
  • Viên nang, thuốc uống: cefdinir 300mg, 125mg, 100mg, 250mg

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cefdinir?

Đi cấp cứu nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng, nếu bạn mắc phải bất kỳ các tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Phát ban, khó thở, sưng phù ở mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.
  • Tiêu chảy nước hoặc máu.
  • Chảy máu bất thường.
  • Co giật.
  • Đau ngực.
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm.
  • Vàng da hoặc xanh xao, nước tiểu có màu sậm, sốt, lú lẫn hoặc yếu ớt.
  • Vàng da.
  • Sốt, đau họng
  • Khát nước nhiều hơn, biếng ăn, sưng phù
  • Đau đầu kèm theo chứng giộp da nặng, lột da, và phát ban đỏ ở da.
  • Tăng cân, cảm giác thở hụt hơi
  •  Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da.
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo.
  • Buồn nôn, đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ.
  • Rối loạn hệ bạch huyết và máu: Giảm bạch cầu.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Chứng tăng động.
  • Đau đầu, choáng váng.
  • Tình trạng phát ban đỏ do hăm tã ở trẻ sơ sinh
  • Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, phát ban từng mảng.
  • Tăng men aspartate aminotransferase.
  • Thay đổi trị số xét nghiệm
  • Nhiễm candida da, nhiễm candida âm hộ - âm đạo,
  • Nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, tăng men alkaline phosphatase máu
  • Thăm khám: giảm bicarbonat máu, tăng bạch cầu ưa eosin
  • Tiêu chảy, nôn, đau bụng, khó tiêu
  • Rối loạn hệ tiêu hóa:buồn nôn, phân bất thường.
  • Tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu trung tính tăng men lactate dehydrogenase trong máu, giảm bạch cầu trung tính, nước tiểu có protein.
  • Viêm ruột kết màng giả, viêm phổi.
  • Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu tan máu, tạng xuất huyết
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.
  • Rối loạn mạch: Sốc, cao huyết áp, xuất huyết.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Mất nhận thức, rối loạn vận động.
  • Loét dạ dày, tắc ruột, phân đen, viêm ruột, viêm dạ dày.
  • Rối loạn mắt: Viêm kết mạc.
  • Rối loạn tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim.
  • Rối loạn gan mật: suy gan, viêm gan cấp tính, ứ mật, vàng da.
  • Bệnh đông máu, giảm bạch cầu trung tính.
  • Suy thận cấp, bệnh thận, nhiễm độc thận.
  • Rối loạn da và mô mềm dưới da: hồng ban đa dạng, viêm da trốc vẩy, hoại tử biểu bì nhiễn độc, hội chứng Stevens-Johnson, viêm mạch mẫn cảm, hồng ban dạng nốt
  • Các rối loạn toàn thân và tại chỗ: Phù mặt, sốt, đau ngực.
  • Tăng men amylase máu.
  • Rối loạn mô liên kết và cơ xương: Hủy cơ vân

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

Trước khi dùng cefdinir bạn nên báo với bác sĩ:

  • Nếu bạn dị ứng với cefaclor, cefadroxil (Duricef), cephapirin (Cefadyl), cephalexin (Keflex), cephradine (Velosef), loracarbef (Lorabid), hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang hoặc dự định dùng gồm các sản phẩm dinh dưỡng, thảo dược, Vitamin. Đặc biệt là các thuốc chống đông máu như probenecid (Benemid), warfarin (Coumadin).
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng viêm ruột kết, bị dị ứng, bệnh thận, hoặc các vấn đề về dạ dày.
  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
  • Thông báo với bác sĩ trước khi dùng dạng thuốc cefdinir này nếu bạn bị bệnh tiểu đường.Dạng thuốc cefdinir lỏng có chứa đường.
  • Cần dùng thận trọng Cefdinir với những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với nhóm penicillin.
  • Nên giảm liều ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận
  • Người có rối loạn nặng về thận thoáng qua hoặc lâu dài (độ thanh thải creatinine < 30 mL/phút).
  • Người có các phản ứng dị ứng, như bị hen phế quản, phát ban hoặc mày đay.
  • cần phải điều chỉnh liều lượng và khoảng cách dùng liều cho bệnh nhân cao tuổi dựa vào nhận xét cẩn thận về lâm sàng về trạng thái của bệnh nhân.
  • Khi sử dụng thuốc này cho bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đường miệng, theo đường tiêm truyền cần theo dõi tỉ mỉ ở các đối tượng này vì có thể phát triển các triệu chứng thiếu hụt vitamin K