Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sốt xuất huyết: nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị


Sốt xuất huyết là loại bệnh thường gặp ở trẻ em, dễ dàng lây lan nhanh nhất thành dịch bệnh, nhất là vào thời điểm mùa hè. Có những thời điểm bùng phát khiến căng tin trở thành giường bệnh, người thân phải vật vờ bên hành lang bệnh viện để chăm sóc con,…Vì thế, người dân cần tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này để chủ động phòng tránh hoặc đưa con đi cấp cứu sớm nhất có thể.

triệu chứng của sốt xuất huyết

Chảy máu chân răng - một triệu chứng của sốt xuất huyết

Ngày nay, sốt xuất huyết không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn ở người lớn, tỷ lệ tử vong do bệnh này ngày càng cao. Hiện chưa có thuốc đặc trị  mà người bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần còn nếu nặng thì được chỉ định dùng thuốc, tiêm, truyền dịch,…

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue từ muỗi vằn gây ra, có có thể truyền từ người này sang người khác. Con đường lây lan là do bị muỗi vằn đốt sau khi đã hút máu máu của người bị bệnh. Những loài muỗi này thường sinh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm hoặc những xô chậu nhựa có nước dư thừa dưới đáy. Thời gian chúng sinh sôi và phát triển là vào mùa hè.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh không được biểu hiện rõ ràng, rất khó để phân biệt với các bệnh khác nhưng lại để lại nhưng biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

Sốc mất máu quá nhiều

Bệnh nhân bị chảy máu quá nhiều, kể cả máu chân răng, máu cam, thậm chí qua các vết thương hở. Khi bị mất máu quá nhiều trong thời gian dài thì bệnh nhân càng mất sức, cơ thể vã nhiều mồ hôi, kèm theo sốt cao và nôn nhiều, nôn liên tục.

Ảnh hưởng xấu đến mắt

Sốt xuất huyết có thể khiến tổn thương các võng mạc ở mắt, từ đó giảm thị lực. Ngoài ra, nó còn khiến bệnh nhân bị tăng các chất nhầy ở vùng mắn, che tầm nhìn của người bệnh, nguy hiểm hơn là có thể tăng nguy cơ mù lòa.

Suy tim, thận

Chảy máu quá nhiều khi bị sốt xuất huyết chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim và suy thận. Khi tim không được cung cấp đủ máu thì khiến nó không đủ sức lực để hoạt động bình thường, thậm chí màng tim bị ứ đọng do hiện tượng xuất huyết khiến tràn dịch màng tim. Còn thận thì bị ảnh hưởng do phải làm việc quá công suất để thực hiện chức năng bài tiết huyết tương cùng các chất độc hại khác qua đường nước tiểu. Tình trạng quá tải kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn đến bị suy thận.

Hôn mê

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bị hôn mê khi các dịch huyết bị ứ đọng gây phù não và các vấn đề thần kinh khác. Các bác sĩ cho biết đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, có một số bệnh nhân sau khi bị sốc, mất máu, suy gan, suy thận sẽ dẫn đến hôn mê. Trường hợp này được gọi là hội chứng não cấp thứ phát hay hôn mê thứ phát.

Tràn dịch màng phổi

Như đã nói, biến chứng của sốt xuất huyết chính là khiến huyết tương bị tràn ra ngoài không chỉ gây ứ đọng mà còn khiến hệ hô hấp, phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể mắc viêm, phù phổi, đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Huyết áp hạ đột ngột

Trong một số trường hợp khác thì sốt xuất huyết sẽ khiến bệnh nhân bị tụt huyết áp xuống thấp hơn quá nhiều so với cách bình thường kèm theo triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Biến chứng này rất nghiêm trọng vì dễ dẫn đến xuất huyết não và tử vong.

Sinh non, sảy thai

Đối với phụ nữ đang mang thai thì mắc bệnh gì cũng nguy hiểm nhưng mắc sốt xuất huyết lại càng nguy hiểm hơn. Trong những khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện thì nạn nhân có thể bị tăng nhiệt, nhịp tim của thai đập nhanh hơn, có hại cho thai nhi.  Còn sau 1 tuần mắc bệnh thì các thai phụ có thể bị giảm hoặc có nguy cơ giảm tiểu cầu, chảy máu quá nhiều, đau đớn hơn là có thể bị sẩy thai nếu thai phụ đang mang bầu ở tháng đầu. Vì vậy, nếu đang mang thai thì phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe để không ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Những người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có những biểu hiện sau:

  • Bị sốt cao, trên 39 độ C và kéo dài trong vòng 1 tuần sau khi bị muỗi đốt.
  • Đau nhức đầu, mắt trầm trọng;
  • Cơn đau bắt đầu lan sang vùng khớp và vùng cơ
  • Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, muốn ói mửa
  • Phát ban từ một chỗ sang khắp cơ thể: nó có thể lặn rồi tái phát
  • Bệnh nhân có thể bị chảy máu răng, đầu có nhiều chấy rận
  • Có những trường hợp gây chảy máu cam hoặc bầm bím khắp cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Như đã nói, muỗi vằn Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus chính là nguyên nhân gây ra bệnh Sốt xuất huyết. Chúng truyền bệnh bằng cách cắn người bị bệnh rồi tiếp tục đốt vào người bình thường. Loài muỗi này thường hoạt động vào buổi ngày và chỉ có những con cái mới có khả năng truyền bệnh. Khi bị nhiễm virus sốt xuất huyết từ người bệnh thì khoảng 8 – 11 ngày sau thì bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu trên.

Những trường hợp nào có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao:

  • Xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất vào mùa hè, trong và sau mùa mưa.
  • Những vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, Ấn độ, Trung Quốc, vùng biển vịnh Caribe, Nam Trung Mĩ, Châu Úc, phía Tây Nam Thái Bình Dương, Châu Phi,…là những nơi dễ có dịch bệnh này hoành hành.
  • Phụ nữ dễ mắc sốt xuất huyết hơn nam giới
  • Người da trắng dễ mắc hơn người da màu

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Sốt xuất huyết do đâu

Sốt xuất huyết do muỗi vằn nhiễm virus gây ra

Cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Mỗi tình trạng bệnh cụ thể sẽ được chỉ định theo các phương pháp khác nhau. Dưới đây là những gợi ý để điều trị bệnh sốt xuất huyết:

  • Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
  • Uống nhiều nước
  • Kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol, thuốc này cũng giúp giảm đau cơ. Bệnh nhân không nên sử dụng những loại thuốc aspirin, ibuprofen và naproxen sodium vì khiến các triệu chứng nặng hơn.
  • Trong trường hợp nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, truyền dịch, tiêm cho bệnh nhân. Cách điều trị thông dụng là cho uống nước bù điện giải.

Nguyên tắc đề phòng bệnh sốt xuất huyết

Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội khuyến khích tốt hơn hết là mỗi người dân hãy nâng cao ý thức chủ động đề phòng bệnh sốt xuất huyết thông qua việc thay đổi lối sống hằng này. Cụ thể:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ để xua tan muỗi và các côn trùng
  • Không được ra ngoài lúc hoàng hôn, buổi tối, hoặc lúc bình minh vì những thời điểm đó có rất nhiều muỗi.
  • Che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài để đề phòng muỗi cắn
  • Khi đi đến ở những nơi có nhiều mầm mống gây bệnh thì nên bịt kín mít từ đầu đến chân.
  • Nên thoa kem diệt muỗi ở những chỗ thiếu vải nư cánh tay, vùng mặt và cổ;
  • Diệt bọ gậy, loăng quăng thường xuyên: Bởi những loài này thường sống ở trong những thau chậu cũ chứa nước hoặc hồ cá, chum vại,…rồi dễ dàng nở và phát triển thành muỗi. Vì thế, không được để ứ đọng nước, hoặc có thể thả cá vào bể. Trường hợp có dịch thì cần kết hợp với trạm Y tế và chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi đúng quy định đảm bảo an toàn.
  • Nếu trường hợp khẩn cấp thì hãy cấp cứu ngay, vì bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tóm lại sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm không chừa một ai  và có khả năng truyền nhiễm rất nhanh. Khi bị bệnh, không chỉ chi phí điều trị tốn kém mà còn mất rất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe. Mỗi người hãy nâng cao ý thức cảnh giác và đề phòng, giữ gìn vệ sinh nơi mình đang sống, tập thói quen buông màn khi đi ngủ và phải đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu có thể thì nên tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người thân và toàn thể cộng đồng về việc thực hiện các biện pháp đề phòng bệnh để mình không phải là nạn nhân của những con muỗi mang virus sốt xuất huyết.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]