Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sau khi ăn nhãn một bé trai đã rơi vào tình trạng sống thực vật


Tại Nam Định đã có một bé trai 2 tuổi rơi vào tình trạng sống thực vật sau khi bị hóc hạt nhãn vì não bị tổn thương do không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.


Sau khi ăn nhãn một bé trai đã rơi vào tình trạng sống thực vật

Sau khi ăn nhãn một bé trai đã rơi vào tình trạng sống thực vật

Khoa cấp cứu của bệnh viện nhi trung ương đã tiếp nhận một bé trai được chuyển từ bệnh viện Nam Định lên trong tình trạng hôn mê sâu do não bộ bị tổn thương và không phục hồi được do bị thiếu oxy sau khi hóc hạt nhãn.

Theo lời kể lại của người nhà cháu bé thì gia đình đã để cho cháu ăn nhãn và không bóc bỏ hạt. Sau khi cháu ăn xong thì thấy xuất hiện triệu chứng ho sặc sụa và toàn thân bắt đầu trở nên tím tái.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện này thì gia đình đã tiến hành sơ cứu ngay lập tức sau đó chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện tuyến huyện. Các bác sĩ ở bệnh viện huyện đã đặt nội khí quản và chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó bệnh nhân được đưa lên cấp cứu ở bệnh viện nhi trung ương.

Bác sĩ Toàn, người tiếp nhận ca cấp cứu này cho biết, ngay khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã phát nắp thanh môn của cháu bé bị mắc bởi cả cùi và hạt nhãn. Vấn đề đáng tiếc nhất là cháu bé đã không được sơ cứu và cấp cứu đúng cách ngay từ ban đầu. Bệnh nhân được đưa tới bệnh viện khi đã ở trong tình trạng hôn mê sâu vì quả nhãn đã bịt kín đường thở. Dù bệnh nhân đã được cấp cứu và xử lý tại bệnh viện nhi trung ương những do não bị thiếu oxy dẫn đến thương tổn. Hiện tại bệnh nhân đang sống thực vật.


Trẻ sẽ gặp phải nguy hiểm nếu sơ cứu hóc dị vật không đúng cách

Trẻ sẽ gặp phải nguy hiểm nếu sơ cứu hóc dị vật không đúng cách

Bệnh viện nhi trung ương đã từng tiếp nhận không ít những ca cấp cứu cho trẻ em bị hóc vật lạ như: lạc, ngô, hạt nhãn, cúc áo, cục bị, đầu bút bi, hạt chôm chôm… Theo bác sĩ Toàn - trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, với những ca cấp cứu cho bệnh nhi bị hóc dị vật này, nếu biết được cách xử lý thì có thể cứ sống được bệnh nhân bằng cách sơ cứu rất đơn giản. Còn nếu xử lý không đúng cách thì khi chuyển tới viện có thể bệnh nhân được cứu sống nhưng sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng vì não bị tổn thương không thể phục hồi lại như ban đầu.

Để chứng minh cho điều này, bác sĩ toàn đã đưa ra dẫn chứng, trước đó 1 ngày khoa cấp cứu của bệnh viện nhi trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị hóc chôm chôm. Bệnh nhi được đưa vào viện trọng trạng thái tim ngừng đập và ngừng thở khoảng 10 phút. Hiện tại bệnh nhi này đang được điều trị tại phòng điều trị tích cực nhưng do tình trạng thiếu oxy rất nặng nên não bộ đã bị tổn thương.

Trước đó 1 tháng, bệnh viện cũng đã tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi người Úc bị hóc dị vật khi đang chơi với các đồ chơi nhỏ ngay tại nhà. Tuy nhiên, biểu hiện của bé rất bình thường nên người nhà nghĩ rằng bé không bị làm sao và không đưa đến bệnh viện để kiểm tra lại. Tuy nhiên, sau một thời gian thì bé bị ho liên tục, thở khò khè và bị viêm phổi nhiều lần. Khi cho đi khám thì các bác sĩ có nghi ngờ bé bị hóc dị vật nên đã tiến hành nội soi. Kết quả là bé bị hóc hạt ngô ngay tại nắp thanh môn.

Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi trẻ bị hóc dị vật. Chính vì thế, khi cho trẻ ăn hoặc chơi thì gia đình nên quan sát cẩn thận, tránh để trường hợp trẻ ngậm hoặc nuốt các vật lạ.