Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ra đi chỉ trong tích tắc vì sơ cứu đột quỵ theo Google


Rất nhiều bệnh nhân mắc triệu chứng đột quỵ lẽ ra được các bác sĩ cứu sống nhưng lại vĩnh viễn ra đi vì người nhà học theo cách sơ cứu trên mạng, đến khi nhập viện thì đã quá muộn.

Từ xa xưa, đột quỵ não luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Trong xã hội bùng nổ công nghệ intenet, không khó để tìm ra các cách cấp cứu hay điều trị. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng chính xác, việc lựa chọn nguồn tin khó khăn. Đáng nói, nhiều cái sai vẫn được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng.

sơ cứu đột quỵ

Trên mạng dạy cách sơ cứu đột quỵ bằng cách chích máu các đầu ngón tay?

Muôn vàn bài chia sẻ cách sơ cứu đột quỵ trên mạng

Chỉ một giây tìm kiếm “cách sơ cứu đột quỵ” trên Google chúng ta sẽ nhận được hàng loạt các kết quả khác nhau. “Thầy Google” thật sự là người thầy vĩ đại, là người thầy của mọi người thầy nhưng không phải lúc nào thầy giáo cũng đúng. Trường hợp người bệnh tử vong vì làm theo những hướng dẫn trên mạng là một ví dụ.

Theo bác sĩ Phạm Văn Cường, hiện đang công tác ở Trung tâm Đột quỵ não của BV Trung Ương Quân Đội 108, đột quỵ não là loại bệnh cực kì nguy hiểm, đe dọa đến mạng sống của con người, nếu không cũng để lại những biến chứng không thể điều trị và phục hồi cho bệnh nhân khiến họ trở thành nỗi gánh nặng của cả gia đình và toàn thể xã hội.

Vị bác sĩ giải thích, thời gian là yếu tố quyết định đến tính mạng của người bệnh mắc đột quỵ, đặc biệt là đối với bệnh nhồi máu não. Nếu không được đưa đến cấp cứu kịp thời trong 3 – 6 giờ đầu khi bệnh xuất hiện thì các bác sĩ giỏi đến đâu cũng bất lực, “3 – 6 giờ đầu là thời gian vàng, nếu được gặp thầy gặp thuốc lúc này thì sẽ được thông các mạch máu não, cải thiện và khôi phục lại trạng thái ban đầu", bác sĩ Cường nói.

Không chỉ Google mà mạng xã hội thịnh hành nhất hiện nay cũng xảy ra tình trạng tương tự. Chỉ cần dạo một vòng tren facebook, chúng ta dễ dàng bắt gặp các hình ảnh na ná nhau về cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ, ví dụ như chích máu ở đầu của các ngón tay, để bệnh nhân nằm yên, không di chuyển vị trí,…nhưng cách làm này phản khoa học, chưa có nghiên cứu nào chứng minh, có thể gây chết người.

Sơ cứu đột quỵ như thế nào cho đúng?

Theo bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khi phát hiện người bệnh có những triệu chứng của bệnh đột quỵ, trước hết là cần chẩn đoán bệnh bằng cách:

  • Quan sát mặt: người mắc đột quỵ sẽ bị liệt mặt, méo miệng, biểu hiện này có thể thấy bằng mắt thường.
  • Chi: Có thể bị tê liệt một tay, một chân, khó đi lại, khó vận động, viết chữ xấu hơn, thậm chí có những trường hợp bị liệt toàn thân, hoàn toàn không cử động được.
  • Giọng: khó mở miệng ra để nói, ngọng, phải ra hiệu

cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Khi gặp bệnh nhân đột quỵ thì chúng ta nên làm gì?

Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa

Như đã nói “thời gian vàng” đóng vai trò quan trọng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt để được điều trị bằng liệu pháp đặc hiệu. Tại đây, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng những liệu pháp Y khoa khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.

  • Nếu người bệnh đang tỉnh: hãy để họ nằm yên và gọi 115 chuyển đến bệnh viện gần nhất.
  • Nếu người bệnh bất tỉnh: hãy đỡ họ dậy để không bị ngã rồi đưa đến viện nhanh vì chậm một chút có thể khiến máu không được cung cấp lên não kịp thời gây hoại tử nhanh. Nếu càng chần chừ thì não càng dễ bị chết, khó hoặc không thể phục hồi. Vì thế, cần đưa bệnh nhân vào nhập viện sớm nhất có thể để cứu được những phần não chưa bị chết và hồi phục các chức năng dần.

Những điều tuyệt đối không được làm khi bị đột quỵ

Kho gặp bệnh nhân bị đột quỵ, các bạn không được làm những điều sau:

  • Không được bấm huyệt, đánh gió hay thực hiện những động tác châm cứu vì rất có thể sẽ khiến bệnh diễn biến nhanh hơn.
  • Không cho người bệnh ăn hay uống bất kỳ loại gì để phòng ngừa tình trạng nôn ảnh hưởng đến đường thở khi họ hít phải các chất nôn.
  • Không được tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc gì khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Thực tế, có rất nhiều trường hợp bị đột quỵ ngay giữa lòng Thủ đô – nơi có đầy đủ điều kiện Y tế để cấp cứu nhưng vì người nhà tự ý làm theo “mách nước” của người khác khiến bệnh nhân không có cơ hội để được các thiết bị công nghệ hỗ trợ điều trị, khiến họ không thể phục hồi hoàn toàn, thậm chí là mất mạng. Vì thế trong thời đại kinh tế tri thức, mọi người hãy nâng cao kiến thức về sức khỏe để chủ động phòng tránh. Tuy nhiên trong quá trình học hỏi phải biết phân tích, đánh giá và chọn lọc nguồn tin đáng để tin cậy.