Phục hồi chức năng sau tai biến đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khôi phục khả năng hoạt động của cơ thể, giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường một cách tốt nhất. Tuy nhiên, những thông tin về vấn đề này lại chưa được phổ biến đúng tầm.
Phục hồi chức năng sau tai biến là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Bởi bên cạnh nguy cơ tử vong cao thì người bị tai biến mạch máu não còn thường xuyên phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng làm suy giảm chức năng vận động, thậm chí liệt nửa người. Tình trạng tai biến có thể xảy đến với bất cứ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh lý nguy hiểm này.
Sơ lược về tai biến
1. Tai biến là gì?
Tai biến tên đầy đủ là tai biến mạch máu não (hay còn gọi đột quỵ não) là hiện tượng gián đoạn cung cấp máu cho não một cách đột ngột, dẫn tới não thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Hậu quả là não bộ bị tổn thương ở các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.
2. Phân loại tai biến mạch máu não
Căn cứ vào nguyên nhân, người ta thường phân chia tai biến mạch máu não thành 2 loại:
- Nhồi máu não:
Là hiện tượng đột quy do lưu lượng tuần hoàn máu lên não bị hẹp hoặc tắc, khiến quá trình cung cấp máu lên một phần não bị ngừng đột ngột. Thời gian càng kéo dài thì tổn thương càng trở nên nghiêm trọng.
Tai biến nhồi máu não chiếm tới 80% tổng số ca tai biến. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân ở thể này là trong vòng 4 tiếng. Tuy nhiên, nên nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế sớm nhất có thể hạn chế nguy cơ di chứng để lại.
- Xuất huyết não:
Mặc dù chỉ chiếm 20% tổng số ca tai biến, song tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân thể này lại cực cao, do màu tràn vào mô, gây tổn thương não, dẫn tới tình trạng phù não, tăng áp lực lên các mô, giết chết tế bào não và cuối cùng là gây vỡ mạch máu não.
Đối với tai biến thể xuất huyết não, người xung quanh chỉ có khoảng 3 phút “vàng” để cấp cứu bệnh nhân. Nếu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong. Trường hợp sống sót thì cùng để lại hậu quả nặng nề.
3. Những đối tượng nào có thể bị tai biến?
Tai biến mạch máu não thường gặp ở người cao tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tỉ lệ thuận với độ tuổi. Đồng thời, những người có tiền sử bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hoặc trong gia đình có người từng bị tai biến thì nguy cơ đột quỵ cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định có mối liên hệ mật thiết giữa lối sống, thói quen sinh hoạt với khả năng tai biến.
Mặc dù vậy, tai biến vẫn có thể xảy đến với bất kỳ ai, kể cả người không mắc bệnh gì, sinh hoạt lành mạnh và trẻ tuổi. Trên thực tế, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa trong vài năm trở lại đây. Để giảm nguy cơ bệnh, mọi người cần điều trị tốt các bệnh lý khác, tăng cường bổ sung chất xơ, tích cực tập thể dục và sinh hoạt điều độ, khoa học.
Phục hồi chức năng sau tai biến
1. Tại sao phải phục hồi chức năng sau tai biến?
Tai biến mạch máu não được xác định là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới (sau bệnh tim mạch) và dẫn đầu nguyên nhân gây tàn phế. Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 200.000 ca bị tai biến, tỉ lệ tử vong chiếm hơn 50%. Trong số những người sống sót, có tới 90% phải chịu đựng các di chứng về thần kinh và vận động.
Những biến chứng thường gặp ở người tai biến gồm có:
- Suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo...
- Rối loạn chức năng vận động (tê bì các chi, liệt tay, chân, liệt nửa người…)
- Rối loạn chức năng ngôn ngữ (mất khả năng nói, nói lắp, nói ngọng, không diễn đạt được trọn vẹn cả câu nói…)
- Rối loạn hệ tiêu hóa (khó nuốt, khó tiêu, táo bón…)
- Rối loạn đường tiết niệu (bí tiểu, tiểu khó, tiểu không tự chủ…)
- Tổn thương dây thần kinh (liệt mặt, méo miệng…)
- Rối loạn tâm lý (không điều chỉnh được cảm xúc, hay cáu giận, trầm cảm…)
Các nghiên cứu cho thấy, phục hồi chức năng sau tai biến là giải pháp hữu hiệu giúp khôi phục các chức năng thần kinh, vận động cho người bệnh. Phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường hoặc giảm bớt những tổn thương tâm lý, thể chất, để bệnh nhân không cảm thấy mặc cảm, tự ti, chán ghét bản thân vì cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, của xã hội.
2. Quy trình phục hồi chức năng sau tai biến
Sau khi sơ cứu, cấp cứu, những bệnh nhân đột quỵ còn sống, nhưng bị biến chứng sẽ được chuyển xuống khoa Phục hồi chức năng để tiếp tục điều trị. Thông qua nhiều liệu pháp khác nhau, các cơ quan, bộ phận bị tổn thương sẽ được khôi phục dần chức năng hoạt động. Tùy tình trạng bệnh và một số yếu tố khác mà có thể khôi phục được 100% hoặc một phần nào đó.
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ đưa ra phương pháp, quy trình phục hồi chức năng phù hợp. Bao gồm châm cứu, bấm huyệt, mát-xa, tập luyện với các máy móc, dụng cụ hỗ trợ, tập đi lại, vận động với người dìu, tập nhai, nói…
Khả năng hồi phục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả phác đồ điều trị lẫn sự kiên trì của chính người bệnh và sự động viên, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình. Bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo để giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, có như vậy thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trên thực tế, không chỉ tai biến mạch máu não mà con người còn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ gây mất hoặc giảm chức năng thần kinh, vận động khác. Dù nguyên nhân là gì thì phục hồi chức năng vẫn là giải pháp tối ưu để bệnh nhân sớm hòa nhập trở lại. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành phục hồi chức năng đang rất lớn, cơ hội việc làm đang rất rộng mở cho những ai theo học ngành này.
Các thí sinh quan tâm đến ngành Phục hồi chức năng có thể nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch ngay từ hôm nay.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Ban tuyển sinh trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch:
Hotline: 096.153.9898 - 093.156.9898
Email: [email protected]./.