Phù bạch huyết là tình trạng sưng thường xảy ra ở một trong hai cánh tay hoặc chân; đôi khi ở cả hai cánh tay hoặc cả hai chân. Bệnh này có nguy hiểm không, có loại thuốc nào để điều trị dứt điểm chưa?
phù bạch huyết là gì?
Phù bạch huyết là hậu quả của sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết - một phần của hệ miễn dịch của bạn dẫn đến ngăn cản khả năng thoáy nước. Sự tích tụ chất lỏng dẫn đến sưng và viêm. Đó cũng có thể là do những di chứng sau điều trị ung thư.
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị phù bạch huyết, nhưng nó có thể được kiểm soát bằng chẩn đoán sớm và chăm sóc cẩn thận cho chi bị tổn thương.
Triệu chứng của phù bạch huyết
Các dấu hiệu, triệu chứng phù bạch huyết được xác định:
- Sưng một phần hoặc toàn bộ cánh tay/ chân, bao gồm cả ngón tay và ngón chân
- Cảm giác nặng nề hoặc căng cứng
- Hạn chế phạm vi di chuyển
- Đau hoặc khó chịu
- Nhiễm trùng định kỳ
- Xơ hóa da: tình trạng da cứng và dày lên
Sưng do phù bạch huyết diễn biến từ những thay đổi nhẹ, hầu như không đáng chú ý về kích thước của cánh tay/ chân đến những thay đổi rõ rệt khiến chân tay khó cử động. Với bệnh Phù bạch huyết do điều trị ung thư thường không xảy ra ngay mà phải sau vài tháng hoặc nhiều năm mới biểu hiện.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu bạn nhận thấy sưng nhiều ở cánh tay hoặc chân.
Nếu bạn đã được chẩn đoán phù bạch huyết của chi, hãy đi khám bác sĩ nếu có sự gia tăng đột ngột về kích thước của chi liên quan, vì đó là dấu hiệu tố cáo bệnh đang bắt đầu tiến triển mạnh.
Nguyên nhân gây phù bạch huyết
Hệ thống bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nó mang dịch, các chất, vi khuẩn, vi rút có hại thông qua các mạch bạch huyết rồi đi đến các hạch bạch huyết. Các chất thải sau đó được lọc ra bởi các tế bào lympho - các tế bào chống nhiễm trùng sống trong các hạch bạch huyết, cuối cùng được tuôn ra khỏi cơ thể.
Phù bạch huyết xảy ra khi các mạch bạch huyết của bạn không thể thoát hết dịch bạch huyết và các chất thải; có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Điều này có nghĩa là nó có thể tự xảy ra (phù bạch huyết nguyên phát) hoặc do một bệnh hay tình trạng khác (phù bạch huyết thứ phát). Phù bạch huyết thứ phát phổ biến hơn nhiều so với phù bạch huyết nguyên phát.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Phù bạch huyết có chữa được không?
Nguyên nhân gây phù bạch huyết thứ phát
Bất kỳ những tác động nào làm tổn thương các hạch/ mạch bạch huyết đều có thể gây ra phù bạch huyết. Nguyên nhân bao gồm:
- Phẫu thuật: gây tổn thương các mạch
- Điều trị bức xạ cho bệnh ung thư. Bức xạ có thể gây ra sẹo và viêm.
- Ung thư: Nếu các tế bào ung thư chặn mạch bạch huyết thì có thể gây ra phù bạch huyết. Ví dụ, một khối u phát triển gần một hạch/ mạch bạch huyết có kích thước lớn sẽ chặn dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.
- Nhiễm trùng: phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, các nước đang phát triển.
Nguyên nhân gây phù bạch huyết nguyên phát
Phù bạch huyết nguyên phát là một tình trạng hiếm gặp, do di truyền. Cụ thể:
- Bệnh Milroy (phù bạch huyết bẩm sinh): Rối loạn này bắt đầu ở giai đoạn trứng nước, khiến các hạch bạch huyết hình thành bất thường.
- Bệnh Meige (bạch huyết phù nề): Rối loạn này thường gây ra phù bạch huyết ở tuổi dậy thì hoặc trong khi mang thai, nó cũng có thể xảy ra sau đó cho đến độ tuổi 35.
- Phù bạch huyết khởi phát muộn (lymphedema tarda): hiếm khi xảy ra và thường bắt đầu sau 35 tuổi.
Các yếu tố rủi ro
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển phù bạch huyết sau ung thư như:
- Tuổi cao hơn
- Cân nặng thừa hoặc béo phì
- Viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến
Biến chứng nguy hiểm của phù bạch huyết
Phù bạch huyết ở cánh tay hoặc chân của bạn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng: gây nhiễm trùng da nghiêm trọng (viêm mô tế bào) và nhiễm trùng mạch bạch huyết (viêm bạch huyết), phạm vi ảnh hưởng ít nhất là ở vùng tay, chân bị sưng.
- Hạch bạch huyết: Dạng ung thư mô mềm hiếm gặp này chính là hậu quả phù bạch huyết khi không được điều trị. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm các vết xanh đỏ hoặc tím trên da.
Phòng ngừa phù bạch huyết
Nếu bạn đã hoặc bạn sẽ phẫu thuật ung thư, hãy hỏi bác sĩ xem liệu thủ thuật Y tế đó có liên quan đến các hạch, mạch bạch huyết không. Hỏi xem liệu điều trị bức xạ có nhắm vào các hạch bạch huyết không, từ đó sẽ nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra.
Bác sĩ công tác tại Cao đẳng Y Hà Nội cho biết để giảm nguy cơ bị phù bạch huyết, hãy:
- Bảo vệ cánh tay, chân của bạn: không để chúng bị chấn thương. Nếu bị cắt hay trầy xước, bỏng hãy tránh để nhiễm trùng. Mọi người nên thận trọng khi dùng những vật sắc nhọn như cạo râu bằng dao cạo điện, đeo găng tay khi làm vườn hoặc nấu ăn và sử dụng ống nhòm khi bạn may vá. Nếu có thể, cần hạn chế tối đa việc lấy máu hay tiêm chủng trong thời gian tay chân đang bị tổn thương.
- Sau khi được phục hồi, hãy dành thêm thời gian để nghỉ ngơi. Sau khi điều trị ung thư vẫn nên giữ thói quen tập thể dục hàng ngày nhưng tránh hoạt động gắng sức cho đến khi bạn hồi phục hoàn toàn về trạng thái ban đầu.
- Đừng chườm đá lạnh cũng đừng làm chân bị nóng lên.
- Nâng cao cánh tay/ chân vào bất cứ khi nào có thể.
- Tránh mặc quần áo chật hay ránh bất cứ điều gì làm hạn chế khả năng di chuyển của tay chân, nhất là khi đang còng huyết áp/
- Giữ cho tay, chân luôn sạch sẽ; tăng cường kiểm tra vùng da ở cánh tay, theo dõi để phát hiện những thay đổi trên da; không nên đi chân đất.
Tóm lại phù bạch huyết là tình trạng sưng lên ở cánh tay hay chân, có thể do di truyền hoặc do hậu quả của các liệu pháp xạ trị, phẫu thuật bệnh ung thư. Hay nói cách khác, đây là di chứng của các bệnh lý nghiêm trọng; hiện không có thuốc chữa. Tốt nhất là nên đề phòng để không mắc bệnh.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/