Một số nghiên cứu cho thấy bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế ( OCD ) ngày càng có xu hướng gia tăng hiện nay. Trong đó thì OCD là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
OCD là gì? Đây là một từ viết tắt của cụm từ Obsessive Compulsive Disorder, tạm dịch là một rối loạn tâm lý. Trong đó người bệnh sẽ xuất hiện suy nghĩ và chúng lo sợ không hợp lý (ám ảnh) tạo ra những hành vi lặp đi lặp lại. Tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường chủ yếu xoay quanh những chủ đề, cụ thể như một nỗi sợ hãi thường bị ảnh hưởng ô nhiễm bởi vi trùng.
>>Xem thêm: Thuốc tẩy giun Zentel dùng như thế nào? Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
Người mắc bệnh OCD thường xuất hiện suy nghĩ và có những hành vi lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa mà không được kiểm soát. Ví dú như có thể rửa tay nhiều lần trong ngày mặc dù tay không bẩn. Hoặc cũng có thể là dành quá nhiều thời gian để sắp xếp đồ vật trong nhà gọn gàng quá mức
Triệu chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đặc điểm chung của bệnh OCD là xuất hiện những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần. Tình trạng này có thể khiến bạn bị kiệt sức, đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Dưới đây là những ám ảnh và hành vi cưỡng chế:
Các ám ảnh thường xảy ra:
- Xuất hiện suy nghĩ không mong muốn như hình ảnh bạo lực;
- Lo sợ mình sẽ làm hại người khác hay với bản thân hoặc làm điều gì đó rất xấu hổ;
- Luôn có cảm giác phải có trách nhiệm với điều sai trái sẽ xảy ra;
- Có mối quan tâm quá mức với vi khuẩn, chất thải cơ thể hay chất bẩn;
Các hành vi cưỡng chế:
- Một đêm có thể dậy vài lần để chắc chắn rằng các chắ thiết bị đã được tắt, hay cửa đã khóa;
- Lo âu khi mà chưa chắc chắn được quần áo, giày dép hoặc chén đĩa theo một thứ tự;
- Rửa tay nhiều lần do sợ nhiễm trùng.
Hành vi cưỡng chế của chứng bệnh OCD thường khiến cho người bệnh mất nhiều thời gian trong ngày mặc dù họ không muốn vậy. Dù vậy thì họ thường không thể được kiểm soát hành vi này.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược HN cho biết những yếu tố dưới đây được khẳng định có ảnh hưởng và là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Một số nguyên nhân chính theo giả thuyết
Như ở trên đã chia sẻ, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số giả thuyết cho rằng những yếu tố dưới đây:
- Sinh học: Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy tình trạng bệnh OCD có thể là hậu quả do sự thay đổi tự nhiên hóa học trong cơ thể hay chức năng não.
- Môi trường: Một số nghiên cứu còn cho thấy bệnh OCD có thể xuất phát từ những thói quen liên quan đến các hành vi đã được học qua thời gian. Như thói quen rửa tay hàng ngày trước khi ăn.
- Thiếu serotonin: Người không được cấp đủ serotonin, là một chất hóa học của bộ não, ảnh hưởng đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Liên cầu họng: Những trẻ em có tiền sử bị liên cầu nhóm A hoặc bị liên cầu khuẩn tán huyết beta thì có nguy cơ phát triển rối loạn ám ảnh cưỡng chế cao hơn.
Yếu tố nguy cơ gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị phát triển hoặc cũng có thể gặp phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, cụ thể như sau:
- Có tiền sử gia đình: Nếu gia đình có thành viên bị rối loạn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
- Điều kiện cuộc sống căng thẳng: Với những người thường xuyên bị đối diện với sự căng thẳng, nguy cơ bệnh có thể tăng lên. Tình trạng này có thể gây ra một số suy nghĩ xâm nhập, lễ nghi hay những đặc tính cảm xúc buồn bực với tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Mang thai: Với phụ nữ mang thai hay phụ nữ sau sinh cũng có nguy cơ cao bị rối loạn cưỡng chế cao hơn, nhưng nó không rõ ràng lý do tại sao.
Điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
Khi gặp phải những triệu chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế hay sống trong điều kiện phát bệnh cao hơn thì chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng đến cách tiếp cận ba mũi nhọn trong thời gian điều trị:
Trị liệu về hành vi nhận thức
Đây là phương pháp trị liệu tâm thần khá phổ biến. Trong thời gian trị liệu hành vi nhận thức, người bệnh sẽ được gặp chuyên gia tâm thần nhằm trị liệu tâm lý. Người bệnh sẽ có thời gian trao đổi với chuyên gia về những vấn đề lo âu, căng thẳng hay tình trạng trầm cảm nào của mình. Theo đó thì các chuyên gia tâm thần cũng đưa ra một số cách nhằm khuyến khích người bệnh giảm bớt ý thức về công việc, thay vào đó, quan tâm đến cuộc sống gia đình, giải trí hay những mối quan hệ cá nhân khác.
Dùng thuốc
Người bệnh cũng sẽ được kê đơn thuốc với tác dụng ức chế sự tái hấp thu serotonin có chọn lọc nhằm giúp làm giảm bớt những suy nghĩ cứng nhắc và theo định hướng. Với thời gian sử dụng thuốc lâu dài sẽ được bác sĩ kê đơn và khuyến cáo dùng cho bệnh nhân đang điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Luyện tập thư giãn
Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện luyện tập thư giãn nhờ những kỹ năng hít thở và thư giãn, gián tiếp giúp bạn giảm bớt cảm giác căng thẳng của bạn. Chẳng hạn như bạn đang luyện tập bài thư giãn nhờ tập yoga hay thái cực quyền.
Với những chia sẻ trên đây về bệnh OCD là gì? Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!