Nổi hạch được xem một dấu hiệu bình thường của cơ thể khi có sức khỏe có vấn đề bất thường. Hạch có thể xuất hiện ở các vị trí như cổ, bẹn, nách… Tuy nhiên có đôi khi hạch cũng là triệu chứng của bệnh lý nào đó. Hãy cùng theo dõi bài viết để xem nổi hạch ở bẹn là dấu hiệu của bệnh gì?
Bẹn là vùng nằm giữa chân và khung chậu. Mọc hạch ở bẹn là tình trạng viêm của các hạch ở vùng bẹn, thường do bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, có thể gây đau cho người bệnh. Hạch ở bẹn sẽ có nhiệm vụ dẫn lưu dịch bạch huyết trở lại hệ tuần hoàn. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe mà hạch ở thể sưng lên ở một hoặc cả hai bên bẹn. Hạch bình thường có kích thước khoảng 1cm, nghiêm trọng hơn nếu có kích thước từ 1.5 cm trở lên.
Hạch vùng bẹn được chia thành 2 nhóm đó là nhóm nằm ở nông và nhóm nằm ở sâu.
Nổi hạch ở bẹn là bệnh gì?
Hạch sưng to là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng như giang mai, hạ cam, u hạt bạch huyết…Bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng và để chẩn đoán các bệnh lý. Cụ thể như:
Viêm hạch do giang mai
Bệnh sẽ được chia ra các giai đoạn khác và có biểu hiện khác nhau:
Bệnh giang mai trong giai đoạn 1: hạch có kích thước to và có thể di chuyển đến các bộ phận khác ở trên cơ thể, hạch xuất hiện phổ biến ở một bên bẹn và có các loại hạch sẽ có kích thước khác nhau.
Bệnh giang mai trong giai đoạn 2: hạch thường xuất hiện phổ biến ở cổ, nách, dưới hàm. Kèm theo đó là các biểu hiện khác như mảng niêm mạc, đào ban, rụng tóc, thân nhiệt cơ thể tăng cao…
Viêm hạch do dạ cam
Trong quá trình mắc bệnh dạ cam thì sau khoảng 2 tuần thì người bệnh sẽ thấy viêm hạch xuất hiện. Thông thường viêm hạch chỉ xuất hiện ở một bên bẹn. Đặc trưng của hạch sẽ là đỏ, nóng, sưng, đau… nếu bị vỡ mủ hạch sẽ có màu như socola, tạo thành các vết loét lâu lành, có bờ nham nhở.
Nhiễm trùng
Những nhiễm trùng ở chân hoặc cơ quan sinh dục đều có thể gây sưng hạch bẹn, bao gồm:
- Bệnh dịch hạch
- Nhiễm virus Epstein – Barr
- Nhiễm Toxoplasma có thể gây sưng hạch bạch huyết. Những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mắc bệnh này thì sinh ra con sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh do di truyền từ mẹ. Bệnh sẽ có các triệu chứng nhận biết như sưng hạch ở vùng bẹn, cơ thể đau nhức, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng.
Ung thư và các khối u khác
Có rất nhiều loại ung thư sẽ gây ra sưng hạch vùng bẹn. Nhưng thường sưng hạch vùng bẹn là do các khối u ác tính. Cụ thể như:
- Bệnh Leucemia: đây là tình trạng bệnh ung thư của các cơ quan tạo máu bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết.
- U lympho hay còn có tên gọi khác là ung thư hạch bạch huyết. Hạch này sẽ có thể di căn sang các cơ quan khác của cơ thể gây ra nhiều nhóm hạch khác nhau như u lympho Hogdkin và u lympho không Hogdkin. Tuy nhiên bệnh này sẽ gây sưng, đau hơn những nhóm bệnh khác.
- U hắc tố là một loại ung thư da cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết thanh vùng da bị ung thư.
Thuốc và vắcxin
Thuốc: có những loại thuốc dùng quá liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ khác nhau trong đó có thuốc điều trị Gout, rối loạn lưỡng cực và động kinh (như phenytoin và carbamazepin), penicillin, pyrimethamine (điều trị sốt rét), sulfonamides.
Vắc xin như MMR (sởi,quai bị, rubella) và vacxin phòng thương hàn có thể gây sưng hạch.
Các bệnh hệ thống
- Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, bệnh sarcoido, lupus ban đỏ… có thể gây sưng hạch ở bẹn.
- Ở trẻ em có khả năng mắc viêm hạch ở bẹn là do virus gây nên.
- Lao hạch hay gặp ở các nước đang phát triển.
- Viêm hạch do bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu
Sau khoảng vài tuần từ khi mắc bệnh thi viêm hạch sẽ xuất hiện và có dấu hiệu mụn nước, sẩn nhỏ, vết loét. Viêm hạch chỉ thường xảy ra ở một bên.
Tuy nhiên hạch tạo thành khối, không di động, mềm và thường chảy mủ ra nhiều lỗ sò hoặc đường hầm thông nhau. Bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn kèm theo viêm hậu môn, trực tràng, chít hẹp hậu môn, và lỗ rò quanh hậu môn do không được điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Nổi hạch ở bẹn có nguy hiểm không?
Để lý giải cho thắc mắc đó thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh…
Trong trường hợp nổi hạch là do nguyên nhân viêm nhiễm trầy xước hoặc xuất hiện vết thương gần vị trí nổi hạch thì hạch sẽ biến mất khi hết viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu nổi hạch ở bẹn do nguyên nhân bệnh lý thì chỉ khi điều trị tận gốc các bệnh đó thì hạch ở bẹn sẽ hết.
Trên thực tế ở mọi trường hợp đều không phải là bình thường nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất là bạn nên đến khám bác sỹ nếu bạn đột nhiên sờ thấy hạch bẹn. Bởi đôi khi những triệu chứng nhỏ lại có thể đem lại những thông tin hữu ích để chẩn đoán bệnh lí hoặc vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải.
Điều trị sưng hạch bẹn như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán chính xác, nguyên nhân nào gây ra bệnh... Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với các hạch sưng to, mềm, ấn thấy bùng nhùng thì bác sĩ sẽ chọc hút quả vùng da lành. Tác dụng của việc chích rạch và dẫn lưu các hạch này có thể làm chậm quá trình lành vết thương để bác sĩ sẽ cân nhắc xem có thực hiện chọc hút hay là không.
Các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng thanh niên có hoạt động tình dục không an toàn. Trong đó, một số bệnh thường gặp như: giang mai, hạ cam và u hạt bạch huyết hoa liễu dễ dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng sưng hạch bẹn.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng hạch ở bẹn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có kiến thức để phòng tránh bệnh. Nếu còn băn khoăn về cách điều trị, hãy theo dõi trong chuyên mục tiếp theo nhé.