Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Niacin là gì? Lợi ích sức khoẻ của Niacin


Niacin được biết đến là một trong tám loại vitamin B, hay còn được gọi là vitamin B3 một chất dinh dưỡng quan trọng. Mọi bộ phận cơ thể đều cần đến chất này để có thể hoạt động bình thường.

Niacin là gì?

 Có hai dạng hóa học chính Nicotinic axit và Niacinamide hoặc nicotinamide và mỗi loại đều có những tác động khác nhau nên cơ thể. Cả hai loại này đều có trong thực phẩm cũng như các chất bổ sung.

niacin-duoc-biet-den-la-mot-trong-tam-loai-vitamin-b

Niacin được biết đến là một trong tám loại vitamin B

Nicotinic axit: là một dạng của niacin được sử dụng để điều trị chứng cholesterol cao và bệnh tim

Niacinamide hoặc nicotinamide: có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, một số bệnh lí về da và tâm thần phân liệt, niacinamide không có tác dụng hạ cholesterol.

Niacin có thể hòa tan trong nước, mọi người đều cần niacin có thể đã nhận đủ từ chế độ ăn uống mình.

Bổ sung niacin cho những người có hàm lượng cholesterol cao và có nguy cơ bị bệnh tim, nhưng không thể sử dụng statin.

Trên thực tế, Niacin là một chất bổ sung có tác dụng giúp giảm cholesterol, tăng chức năng não bộ niacin giúp thuyên giảm bệnh viêm khớp và trong số rất nhiều các lợi ích khác. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các phản ứng phụ nếu uống quá liều.

Thiếu Niacin bạn có thể cảm nhận được bằng cách quan sát một số biểu hiện của chứng thiếu hụt niacin:

  • Phiền muộn
  • Đau đầu
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mất trí nhớ và rối loạn thần kinh
  • Mệt mỏi
  • Các vấn đề về da

Tình trạng thiếu hụt niacin chủ yếu xảy ra ở các nước thế giới thứ ba, nơi chế độ ăn không đa dạng.

Lượng niacin được khuyến cáo cần cho một người/ngày

Trẻ sơ sinh

  • 0-6 tháng: 2 mg/ngày
  • 7-12 tháng: 4 mg/ngày

Trẻ em

  • 1-3 năm: 6 mg/ngày
  • 4-8 năm: 8 mg/ngày
  • 9-13 năm: 12 mg/ngày

Thanh thiếu niên và người trưởng thành

  • Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 16 mg/ngày
  • Phụ nữ từ 14 tuổi trở lên: 14 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 18 mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 17 mg/ngày

Liều dùng thuốc vitamin B3 (niacin) cho trẻ em

Liều dùng thông thường sẽ tùy theo độ tuổi của trẻ:

  • Đối với trẻ 0-6 tháng, uống 2 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 6-12 tháng, trẻ uống 3 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 1-4 tuổi, cho trẻ uống 6 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 4-9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 9-14 tuổi, trẻ uống 12 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 14-18 tuổi, trẻ uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).

Thuốc vitamin B3 có những dạng và hàm lượng nào?

  • Viên nang uống 500 mg;
  • Viên nén uống phóng thích nhanh 500 mg;
  • Dung dịch uống 100 ml;
  • Kem thoa da, lotion, bột và khí dung 0.01%;
  • Mặt nạ 0.1%.
  • Viên phóng thích kéo dài 500 mg, 750 mg, 1000 mg;

9  lợi ích sức khoẻ của niacin

Giúp giảm Cholesterol LDL

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, Niacin được sử dụng từ những năm 1950 trong điều trị chứng cholesterol cao nó có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol LDL “có hại” từ 5-20% (7, 8).

Trên thực tế, niacin không phải là phương pháp điều trị chính cho chứng cholesterl cao nician chủ yếu được sử dụng như một phương pháp hạ thấp cholesterol cho những người không thể dung nạp statin vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ

Giảm chất béo trung tính

Có có thể giảm mỡ trung tính (triglyceride) từ 20 đến 50% bằng cách ngừng các hoạt động của enzym tham gia vào quá trình tổng hợp triglyceride.

Tăng cholesterol HD

Niacin cũng giúp tăng cholesterol HDL “có lợi” bằng cách giúp ngăn chặn sự phá vỡ apolipoprotein A1, một protein giúp tạo ra HDL

Bên cạnh việc hạ cholesterol LDL,

Các nghiên cứu đã chứng minh niacin có công dụng tăng mức cholesterol HDL từ 15-35% (7).

niacin-giup-tang-cholesterol-hdl

Niacin giúp tăng cholesterol HDL

Ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch

Niacin tác dụng lên hàm lượng cholesterol là một cách giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Những nghiên cứu mới hơn cũng đã chứng minh Niacin có công dụng giảm sự mất bằng oxy hóa và chứng viêm sưng. Liệu pháp niacin không giúp giảm đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ do bệnh tim ở những người đang bị bệnh tim

Niacin giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Niacin có thể giúp bảo vệ các tế bào tạo ra insulin trong tuyến tụy và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ có nguy cơ cao bị bệnh. Nó có thể giúp giảm nồng độ cholesterol. Mặt khác nó làm tăng lượng đường trong máu.

Tăng cường chức năng não bộ

Các triệu chứng của bệnh tâm thần cũng liên quan đến sự thiếu hụt niacin. Não của bạn cần niacin để lấy năng lượng và hoạt động bình thường. Một số loại bệnh tâm thần có thể được điều trị bằng niacin. Các nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy nó cũng có thể giúp khôi phục lại các tổn thương đối với các tế bào não xảy ra do sự thiếu hụt niacin. Giúp giữ cho não bộ khỏe mạnh khi bị mắc phải bệnh Alzheimer.

Cải thiện chức năng của da

Niacin giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác động của mặt trời. Và các nghiên cứu gần đây cho thấy niacin có tác dụng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư da

Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Niacin giúp giảm bớt một số triệu chứng của bệnh viêm xương khớp, cải thiện khả năng di chuyển của khớp và giảm nhu cầu NSAIDs

Điều trị Pellagra

Bổ sung niacin là phương pháp điều trị chính cho bệnh đậu mùa.

Tác dụng phụ và những cảnh báo khi bổ sung niacin

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp nhất khi  bổ sung niacin:

  • Tiêu chảy, ho
  • Triệu chứng giống cúm
  • Nổi mẫn, ban, ngứa
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Buồn nôn, nôn ói, đau ở bụng trên
  • Mệt mỏi nhiều, thiếu năng lượng
  • Phù mặt, họng, môi, lưỡi, mắt, tay, chân, mắt cá hoặc chân dưới
  • Khàn giọng
  • Choáng váng, ngất xỉu
  • Chảy máu hoặc bầm tims bất thường
  • Mất vị giác
  • Đau cơ, mệt hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân
  • Tim đập nhanh
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu sậm
  • Liều lượng bổ sung có thể gây ra nhiều phản ứng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và nhiễm độc gan
  • Đỏ mặt do niacin: đỏ mặt là tác dụng phụ phổ biến nhất do sự co dãn mạch máu. Có cảm giác ngứa râm ran, cảm giác bỏng rát hoặc đau. Ngoài đỏ mặt nó còn xảy ra ở cổ và ngực.
  • Kích ứng dạ giày và gây buồn nôn, nôn mửa và kích ứng dạ dày nói chung có thể xảy ra khi người ta dùng axit nicotinic giải phóng chậm
  • Kiểm soát đường huyết: sử dụng với liều lượng 3-9 gram một ngày làm suy giảm việc kiểm soát lượng đường trong máu
  • Làm tổn thương gan: sử dụng niacin liều lượng lớn trong thời gian điều trị cholesterol sẽ tổn thương gan đây cũng có thể là kết quả của dạng giải phóng tức thời.
  • Một trong những tác dụng phụ hiếm xảy ra là mờ mắt, những tác dụng phụ khác liên quan tới sức khỏe của mắt
  • Niacin làm tăng nồng độ axit uric bên trong cơ thể dẫn đến bệnh gút

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc vitamin B3 (niacin) bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ:

  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, tá dược của thuốc
  • Nếu bạn định dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với vitamin B3.
  • Nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào
  • Nếu bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào