Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những triệu chứng khi nhiễm Virus Zika


Virus Zika còn được gọi là bệnh do virus Zika hoặc Zika gây ra dịch bệnh zika là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt. Zika virus để lại hậu quả nghiêm trọng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai gây dị tật bẩm sinh.

Virus Zika là gì?

Virus Zika là một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Virus Zika không chỉ gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh mà còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác như làm suy giảm trí nhớ hay gây vô sinh ở nam giới tê liệt thần kinh Guillain-Barre. Hầu hết những người bị nhiễm virus Zika không có dấu hiệu và triệu chứng. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Zika.

Một số dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau đầu, đỏ mắt (viêm kết mạc). Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và sau đó chuyển vào người bình thường. Mỗi người cần chủ động phòng chống bệnh Zika bằng cách phòng ngừa nguy cơ muỗi đốt. Virus Zika cũng có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre. Nhiễm virus Zika khi mang thai có thể gây ra bệnh tật đầu nhỏ một tình trạng não bẩm sinh. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh này.

virus-zika-la-loai-virus-duoc-lay-truyen-tu-muoi-aedes-sang-nguoi-qua-vet-dot

Virus Zika là loại virus được lây truyền từ muỗi Aedes sang người qua vết đốt

Virus Zika thường gây bệnh nhẹ, người bị nhiễm virus Zika sẽ bị sốt nhẹ và phát ban. Đây cũng là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt vàng. Một số trường hợp khác bị viêm kết mạc, đau cơ, cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng của bệnh thường hết sau 2 – 7 ngày.

Những biến chứng của virus Zika là gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ, gia tăng hội chứng Guillain-Barre, làm suy giảm trí nhớ.

Triệu chứng của nhiễm virus Zika


Theo nghiên cứu của giảng viên Cao đẳng y dược TPHCM, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Các bệnh nhân có biểu hiện bệnh thường nhẹ. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.Bệnh nhân thường khởi phát với các biểu hiện sốt nhẹ , mệt mỏi, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

Con đường lây truyền của virus Zika


Các chủng muỗi Aedes có thể gây lây truyền virus Zika gồm A. luteocephalus, A. aegypti, A. vitattus, A. africanus, A. furcifer, A. apicoargenteus.

Khi muỗi hút máu người bị nhiễm virus Zika, virus sẽ truyền virus cho người hoặc động vật khác cơ thể muỗi và ủ bệnh sau 10 ngày. Ngoài lây truyền qua muỗi đốt còn nhiều đường lây truyền khác có thể làm truyền virus Zika như lây truyền qua quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Trong máu, dịch não tủy, nước ối nước tiểu, tinh dịch, và sữa của các bệnh nhân nhiễm virus Zika.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh virus Zika?

  • Quan hệ tình dục không an toàn. Virus Zika có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục
  • Ngoài ra, virus này cũng có thể lây truyền qua máu, vì vậy những người hiến máu có khả năng cao bị bệnh.
  • Sống hoặc đi du lịch tại các nước có dịch. Đối tượng có nguy cơ dễ mắc virus Zika nhất chính là phụ nữ mang thai virus Zika sẽ có khả năng truyền virus sang thai nhi. Trẻ bị nhiễm virus Zika khi sinh ra sẽ bị chứng đau nửa đầu có kích thước đầu nhỏ, kém phát triển, phát triển không bình thường, các biến chứng như khiếm khuyết ở mặt, chậm phát triển tâm thần.
  • Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi
  • Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika.