Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những thông tin quan trọng cần biết về thuốc Cefoxitin


Thuốc cefoxitin là thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Dùng thuốc này cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!.

Thông tin của Cefoxitin

Thuốc có thành phần tương tự:

  • 0,5g: Cefoxitin 500, Midepime 0.5g, Vicefoxitin 0,5g
  • 1g: Fisulty 1 g, Midepime 1g, Cefoxitin 1g, Elisen 1g, Tenafotin 1000
  • 2g: Cefoxitin Panpharma 2g, Tenafotin 2000, Lyris 2g

Cefoxitin có những dạng và hàm lượng nào?

Cefoxitin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc bột pha tiêm: 1 g/15 mL, 2 g/20 mL.

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm

Thuốc biệt dược mới: , Elisen 1g, Exitin 1g, Jeitin, Cefoxitin Normon 1G Powder And Solvent For Solution For Injection For InfusionKyongbo Cefoxitin inj 1g, Vicefoxitin 1g

Tác dụng của cefoxitin là gì?

Thuốc này là một kháng sinh nhóm cephalosporin. Cefoxitin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị:

  • Sử dụng trước và trong quá trình phẫu thuật để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn
  • Cefoxitin cũng có thể được hoạt động bằng cách ngăn chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn.
  • Cefoxitin có phổ tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương, đặc biệt là Bacteroides fragilis.

thuoc-cefoxitin

Thuốc cefoxitin để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng

Chỉ định

Theo dược sĩ cao đẳng y Dược Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, thuốc cefoxitin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: viêm phổi, áp xe phổi do Streptococcus pneumoniae, streptococci khác
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng như viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng do Escherichia coli, Bacteroides species (bao gồm Bacteroides fragilis) Klebsiella species,và Clostridium species.
  • Xương khớp.
  • Da và cấu trúc da.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm trùng tiểu do Escherichia coli, Morganella morganii, Proteus vulgaris, Providencia species (bao gồm P. rettgeri ).
  • Phụ khoa: viêm nội mạc tử cung, Neisseria gonorrhoeae (kể cả chủng tiết penicillinase), viêm mô tế bào chậu, viêm vùng chậu Cefoxitin không có hoạt tính chống Chlamydia trachomatis.
  • Nhiễm trùng xương khớp do Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicillinase).
  • Nhiễm trùng huyết do Streptococcus pneumonia, Escherichia coli, Klebsiella species và  Bacteroides species bao gồm B. fragilis, Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicillinase).
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da: do Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis,

Chống chỉ định của thuốc cefoxitin

Không dùng thuốc cho người quá mẫn với cefoxitin cụ thể là các kháng sinh beta-lactam nhóm cephalosporin nói riêng. Không dùng thuốc cho người có tiền sử phản vệ với penicilin hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Liều dùng và cách dùng cefoxitin như thế nào?

Cách dùng

Thuốc này được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Trước khi dùng, kiểm tra sản phẩm để phát hiện thuốc có bị cặn hoặc biến đổi màu hay không.

Liều dùng

Liều lượng thuốc được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.

Liều dùng cefoxitin cho người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm trùng ổ bụng:

  • Các nhiễm trùng không biến chứng: truyền tĩnh mạch 1 g sau mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Các nhiễm trùng khá nặng hoặc nặng: truyền tĩnh mạch 1g sau mỗi 4 giờ hoặc truyền tĩnh mạch 2 g sau mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Các bệnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng: truyền tĩnh mạch 2g sau mỗi 4 giờ hoặc truyền tĩnh mạch 3 g sau mỗi 6 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm phổi do hít phải:

  • Các nhiễm trùng khá nặng hoặc nặng: truyền tĩnh mạch 1 g sau mỗi 4 giờ.
  • Các nhiễm trùng không biến chứng: truyền tĩnh mạch 1 g sau mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Các bệnh nhiễm trùng nặng: truyền tĩnh mạch 2 g sau mỗi 4 giờ hoặc truyền tĩnh mạch 3 g sau mỗi 6 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm trùng khớp:

Các nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm viêm phổi và áp-xe phổi nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương và khớp, và nhiễm trùng da và cấu trúc da:

Các nhiễm trùng khá nặng hoặc nặng: truyền tĩnh mạch 1 g sau mỗi 4 giờ hoặc truyền tĩnh mạch 2 g sau mỗi 6 đến 8 giờ.

Các nhiễm trùng không biến chứng: truyền tĩnh mạch 1 g sau mỗi 6 đến 8 giờ.

Các bệnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng: truyền tĩnh mạch 2 g sau mỗi 4 giờ hoặc truyền tĩnh mạch 3 g sau mỗi 6 giờ.

Liều dùng tham khảo dành cho đối tượng là trẻ em:

  • Nhiễm trùng:
    • Bé dưới 3 tháng tuổi: chưa được chứng minh độ an toàn
    • Bé từ 3 tháng tuổi trở lên: tiêm tĩnh mạch 80 – 160 mg/kg/ngày, chia ra mỗi 4 – 6 giờ.
  • Dự phòng phẫu thuật: 30 – 40 mg/kg tiêm 30 – 60 phút trước khi phẫu thuật và 30 – 40 mg/kg mỗi 6 giờ trong 24 giờ.
  • Suy thận: điều chỉnh liều tương tự như người lớn.

Tiếp tục dùng thuốc này cho đến hết liều lượng được chỉ định, dù các triệu chứng bệnh đã giảm. Việc ngưng sử dụng thuốc quá sớm có thể làm cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tái phát nhiễm trùng. Nên báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn vẫn tiếp diễn hoặc trở nặng hơn.

Tác dụng không mong muốn

  • Tác dụng không mong muốn phổ biến của thuốc cefoxitin là phản ứng ngay tại chỗ tiêm như đau cơ, mềm cơ, co cứng cơ khi tiêm bắp
  • Tiêu chảy và phản ứng ngay tại chỗ tiêm
  • Viêm tắc tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch).
  • Dị ứng: cảm giác khó thở, nổi ban da, nổi mề đay, tăng bạch cầu ái toan, sốt, ban đỏ, ngứa, viêm da tróc vảy
  • Về Tim mạch: hạ huyết áp.
  • Máu: tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu bao gồm thiếu máu tán huyết
  • Phản ứng quá mẫn như là sốc phản vệ và phù mạch, nhiễm độc hiếm khi xảy ra.
  • Hoại tử thượng bì
  • Chứng tan máu, suy tuỷ xương, thời gian prothrombin kéo dài.
  • Về tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả.
  • Gan: vàng da, tăng transaminase.
  • Thận: tăng creatinin huyết tương, tăng ure huyết, viêm thận kẽ và giảm niệu ít xảy ra
  • Bệnh nhược cơ như yếu cơ, thay đổi thị lực, khó thở.

Đi cấp cứu nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng

  • Dị ứng phát ban; khó thở; sưng phù ở mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu
  • Phát ban da, thâm tím, tê cóng, đau nhức, yếu cơ
  • Sốt, đau họng và đau đầu kèm theo chứng lột da, và phát ban đỏ ở da
  • Cảm giác đau đầu nhẹ, ngất xỉu
  • Sưng phù, tấy rát đau nhức ở nơi được tiêm thuốc
  • Dễ thâm tím hoặc chảy máu, suy nhược bất thường
  • Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm
  • Co giật
  • Vàng da

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo
  • Phát ban da nhẹ

tac-dung-khong-mong-muon-pho-bien-cua-thuoc-cefoxitin-la-phan-ung-ngay-tai-cho-tiem-nhu-dau-co

Tác dụng không mong muốn phổ biến của thuốc cefoxitin là phản ứng ngay tại chỗ tiêm như đau cơ

Tuy nhiên không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác. Nếu trong thời gian sử dụng bạn gặp vấn đề các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cefoxitin bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với cefazolin (Ancef, Kefzol), cefoxitin, penicillin, cefadroxil (Duricef), loracarbef (Lorabid), cefamandole (Mandol), (Cefadyl), cephradine (Velosef), hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thuốc hay bất kỳ hình thức nào khác
  • Từng dị ứng bới penicillin amoxicillin hay các thuốc trong nhóm beta lactam
  • Đang sử dụng một vài thuốc khác kể cả là thảo dược hay thực phẩm chức năng
  • Đang mang thai hoặc dự định có thai
  • Báo với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang dùng, các loại vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược
  • Chỉ dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn và không có tác dụng trên virus vì thuốc Cefoxitin là một kháng sinh
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng bị dị ứng, bệnh thận, bệnh gan, viêm đại tràng hoặc các vấn đề về dạ dày, tiểu đường
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng bị suy dinh dưỡng, suy tim sung huyết, ung thư, vừa trải qua phẫu thuật hoặc phải đi cấp cứu
  • Báo với bác sĩ nếu bạn dự định có thai hoặc đang cho con bú

Cefoxitin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ,  thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. hông được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Nên trao đổi với bác sĩ danh sách những thuốc bạn đang dùng và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn vì có thể xảy ra tương tác.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị viêm đại tràng. Có tiến sử bị tiêu chảy nặng, bệnh thận.

Bạn nên bảo quản Cefoxitin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Không bảo quản trong ngăn đá. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.