Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những tác dụng chính của thuốc Lorastad


Thuốc Lorastad là thuốc được sắp xếp vào nhóm thuốc chống dị ứng hay viêm kết mạc dị ứng. Dưới đây là thông tin chi tiết về các tác dụng của thuốc này.

Thành phần

Thuốc Lorastad được điều chế đưới dạng viên nén. Mỗi viên nén chứa hoạt chất chính là Loratadin với hàm lượng 10mg

Tá dược vừa đủ 1 viên: Lactose monohydrat, povidon K30, tinh bột ngô, talc, magnesi stearat, màu vàng quinolin.

Dược lực học

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.

Dược động học

Loratadin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ. Loratadin bị chuyển hóa nhiều. Chất chuyển hóa chính là desloratadin có hoạt tính kháng histamin hiệu quả.

Thời gian bán thải trung bình đã được báo cáo của loratadin và desloratadin lần lượt là 8.4 và 28 giờ. Phần lớn liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu và phân với lượng tương đương nhau, chủ yếu ở dạng các chất chuyển hóa.

Công dụng

Thuốc Lorastad được bác sĩ chỉ định dùng để giảm triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mề đay mãn tính.

Điều trị triệu chứng liên quan đến mũi và mắt như viêm mũi dị ứng chảy nước mũi, sổ mũi, ngứa, hắt hơi.

Điều trị viêm kết mạc dị ứng với các biểu hiện như ngứa mắt, chảy nước mắt, nóng rát mắt, xót mắt

Thuốc Lorastad cũng được dùng để làm giảm các triệu chứng mẫn cảm hay dị ứng ở da như ngứa, mề đay và các rối loạn khác.

thuoc-lorastad-thuong-duoc-bac-si-chi-dinh-dieu-tri-cac-benh-ly-nhu-viem-mui

Thuốc Lorastad thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý như viêm mũi

Chống chỉ định

Không sử dụng trong trường hợp

- Bệnh nhân quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Trẻ em ≤ 2 tuổi.

- Không sử dụng thuốc Lorastad cho trẻ em dưới 2 tuổi hay phụ nữ đang cho con bú

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Lorastad

Cách dùng:

Teo giảng viên dược, trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch cho beiets, thuốc Lorastad được bào chế dưới dạng viên nén và được dùng theo đường uống. Nên uống trọn viên thuốc với một cốc nước để tránh thuốc dính vào thực quản.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Lorastad dành cho người lớn và với trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần 1 viên, sử dụng mỗi ngày 1 lần.

Liều dùng thuốc Lorastad dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi: dưới 30kg thì chỉ nên dùng ½ viên cho 1 lần, nếu trên 30kg thì dùng như người lớn.

+ Liều người lớn để điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Liều duy trì: 5 mg uống mỗi ngày một lần

+ Liều cho người bệnh thận

  • Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Liều duy trì: 5 mg uống mỗi ngày

+ Liều trẻ em để điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng: 1 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 6 tuổi: 1,25 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi: 2,5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ từ 12 tuổi: 5 mg uống mỗi ngày một lần

+ Liều cho người bệnh gan

  • Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Liều duy trì: 5 mg uống mỗi ngày

Lưu ý khi sử dụng  

Trước khi dùng thuốc Lorastad D®, bạn nên báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Suy gan. Cần giảm liều cho những bệnh nhân bị suy thận hay suy gan
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin. Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, nguy cơ sâu răng đặc biệt ở người cao tuổi
  • Lorastad cho bệnh nhân mang thai nên chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và khi thật cần thiết
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: do Loratadin có khả năng bài tiết qua sữa mẹ nên rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Thuốc Lorastad thường không gây buồn ngủ khi sử dụng nếu bạn lái xe, vận hành máy móc đòi hỏi sự tỉnh táo thì hãy cân nhắc sử dụng thuốc.
  • Hãy báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin thảo dược mà bạn đang sử dụng.
  • Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu như bạn bị tiểu đường, phenylketon niệu hoặc bất kỳ bệnh lý nào đòi hỏi phải kiêng đường. Trong viên nén thuốc uống có thể chứa đường và aspartame.
  • Những người bị tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan, thận nên nói với bác sĩ
  • Nếu xuất hiện phản ứng nghiêm trọng trong trường hợp sử dụng quá liều thì hãy thông báo ngay với cơ sở y tế gần nhất.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng.
  • Trong trường hợp quên một liều hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần đến thời gian của liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên. Không uống gấp đôi liều quy định
  • Trong thời kỳ mang thai chỉ sử dụng Lorastad khi cần thiết.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì thành phần của Lorastad có thể đi vào trong sữa mẹ.

Tác dụng không mong muốn  

Khi sử dụng loratadin, những tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra:

Thường gặp:

- Tiêu hóa: Khô miệng.

- Thần kinh: Đau đầu.

Ít gặp:

- Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.

- Thần kinh: Chóng mặt.

- Khác: Viêm kết mạc.

Hiếm gặp:

- Tiêu hóa: Buồn nôn.

- Thần kinh: Trầm cảm.

- Chuyển hóa: Chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều.

- Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.

- Khác: Ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.

Khi bạn thấy xuất hiện triệu chứng của bất kì tác dụng phụ nào nghiêm trọng không tự xử lý được, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

khi-su-dung-loratadin-co-the-gay-ra-tac-dung-phu-nhu-noi-may-day-va-choang-phan-ve

Khi sử dụng loratadin có thể gây ra tác dụng phụ như nổi mày đay và choáng phản vệ

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể sẽ làm thay đổi hoạt tính của thuốc. Ngoài ra có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng không mong muốn khi xảy ra tương tác thuốc.

Có một số loại thuốc được biết là tương tác với desloratadine trong Lorastad, bao gồm:

  • Hyaluronidase
  • Hyaluronidase/immune globulin
  • Hyaluronidase / rituximab
  • Candida albicans extract
  • Erythromycin
  • Histoplasmin
  • Erythromycin/sulfisoxazole
  • Ketoconazole
  • Sodium iodide-i-131
  • Tuberculin purified protein derivative
  • Histamine phosphate

Nếu dùng đồng thời thuốc Lorastad với các thuốc như erthromycin, fluoxetine, cimetidine, quinidine, ketoconazole, fluconazol thì nồng độ của Loratidin trong huyết tương có thể tăng lên.

Phối hợp đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60% vì cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin.

Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazole sẽ gây ra tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4.

Điều trị cùng lúc thuốc loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương.

Lorastadin có tương tác với rượu bia nên người bệnh để không làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc cần hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn. Uống rượu khi dùng thuốc sẽ làm cho thuốc giảm đi tác dụng đáng kể.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn hãy lập một danh sách các thuốc đang sử dụng để dược sĩ có biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng của sự tương tác thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc loratadin, bệnh nhân nên lưu ý thời gian dùng, cách sử dụng, liều lượng để tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn nên bảo quản thuốc Lorastad D® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Lorastad D® ở nhiệt độ phòng bình thường. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng ẩm. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Bạn hãy bỏ vỏ thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.