Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết tiêu hóa


Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch vào ống tiêu hoá, chảy máu có thể từ miệng đến thực quản, đến hậu môn. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu đi ngoài ra máu.  Nếu không điều trị kịp thời, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa.

Bài viết dưới đây chuyên gia y dược Cao đẳng y dược TPHCM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, điều trị xuất huyết tiêu hóa.

Thế nào là xuất huyết tiêu hóa?

Ngày nay, rất nhiều người đang bị tình trạng xuất huyết tiêu hóa, ỷ lệ người bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Xuất huyết đường tiêu hóa là một dạng cấp cứu nội khoa hoặc ngoại khoa đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.

Nói đơn giản, xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch vào đường tiêu hóa sau đó được thải ra ngoài. Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào gồm những cơ quan sau dạ dày, ruột non (bao gồm tá tràng), thực quản, ruột già, trực tràng và hậu môn với biểu hiện nôn ra máu hoặc tiểu ra máu. Nếu bạn bị nôn, ói ra máu hoặc đi đại tiện ra máu rất có thể đây là dấu hiệu đặc trưng bị mắc bệnh.

 

xuat-huyet-tieu-hoa-la-non-ra-mau-di-ngoai-ra-mau

Xuất huyết tiêu hoá là nôn ra máu đi ngoài ra máu

Xuất huyết êu hóa là một triệu chứng nghiêm trọng xảy ra trong đường tiêu hóa của cơ thể. Nếu xuất huyết diễn ra ở thực quản, dạ dày hoặc tá tràng coi là xuất huyết tiêu hóa trên. Xuất huyết ở phần cuối ruột non, ruột già hậu môn được gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới. 

Tùy từng trường hợp, lượng máu xuất huyết có thể ít hoặc và chỉ có thể phát hiện ra bằng cách xét nghiệm phân. Khoảng 60% người mắc bệnh là nam giới, còn lại là nữ giới, chúng ta không thể coi thường, bỏ qua việc điều trị.

Những nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết dạ dày

Tình trạng xuất huyết ở dạ dày xảy ra vì rất nhiều lý do. Có thể là bạn bị tổn thương nghiêm trọng hệ tiêu hóa hoặc sống dưới áp lực, từng mắc các bệnh về gan, căng thẳng trong thời gian dài.

Xuất huyết tiêu hóa trên có thể có các nguyên nhân như :

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: là nguyên nhân phổ biến nhất trong xuất huyết đường tiêu hóa trên. Axit dạ dày, vi khuẩn sẽ làm hỏng lớp lót, dẫn đến việc hình thành vết loét. Loét dạ dày là vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày.
  • Viêm thực quản: thường được gây ra bởi bệnh lý trào ngược thực quản dạ dày. 
  • Bệnh viêm ruột: bao gồm viêm loét đại tràng và viêm niêm mạc ở đường tiêu hóa.
  • Tổn thương niêm mạc thực quản: tổn thương này có thể gây chảy rất nhiều máu.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: tình trạng này xảy ra ở những bệnh nhân có những bệnh lý về gan.
  • Khối u: các khối u lành tính hoặc ác tính tại thưc quản, dạ dày, đại tràng có thể gây ra hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa. 
  • Bệnh lý túi thừa: các túi nhỏ phình ra trong ống tiêu hóa gọi là viêm túi thừa. 
  • Polyp đại tràng: có thể gây chảy máu hoặc có nguy cơ trở thành ung thư nếu không được điều trị hoặc loại bỏ. 
  • Vết nứt hậu môn: đây là những tổn thương ở niêm mạc hậu môn.
  • Bệnh trĩ: là tình trạng những tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng dưới bị sưng. 

Nguyên nhân chảy máu tiêu hoá cao

  • Những nguyên nhân nằm ở bộ máy tiêu hoá:
  • Dị dạng mạch máu.
  • Viêm thực quản trào ngược dịch vị, hoá chất.
  • U thực quản, polip thực quản.
  • Ung thư dạ dày.
  • Viêm dạ dày.
  • Thoát vị hoành.
  • Làm cho tĩnh mạch nông thực quản, dạ dày giãn to và có thể vỡ.
  • Xơ gan.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Dị vật: hóc xương, hạt hồng, hạt mít
  • Loét dạ dà-tá tràng.
  • Ung thư gan.
  • Huyết khối tĩnh mạch cửa.
  • Ung thư gan.
  • Tắc tĩnh mạch cửa do nhiều nguyên nhân.
  • Bloc trong gan: Xơ gan, gan xơ bẩm sinh, ung thư gan thứ phát.
  • Viêm tụy mạn.
  • Đè ép vào tĩnh mạch cửa viêm xơ cuống gan sau viêm đường mật, nang đè vào).
  • Ung thư gan.
  • Sỏi mật hoặc giun lên ống mật.
  • Áp xe đường mật.
  • Chảy máu đường mật: Máu từ trong gan đổ vào đường mật xuống tá tràng.
  • Bệnh suy tủy xương: Tiểu cầu giảm dẫn đến chảy máu.
  • Suy gan; xơ gan, viêm gan làm tỉ lệ prothrombin giảm gây chảy máu.
  • Bệnh máu chậm đông: Thiếu các yếu tố tạo nên prothrompin.
  • Dị dạng động mạch gan.
  • Bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu mạn.
  • Bệnh ưa chảy máu: Thiếu về số lượng, chất lượng tiểu cầu.
  • Một số thuốc có biến chứng ở dạ dày: corticoid, thuốc chống đông: Deparin, dicoumarol.
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroi (NSAIDS)

Nguyên nhân gây chảy máu tiêu hoá thấp

  • Khối u ruột non.
  •  
  • Viêm túi thừa Meckel.
  • Khối u đại tràng nhất là hồi-manh tràng
  • Lồng ruột.
  • Polyp
  • Viêm loét hồi-manh tràng do thương hàn.
  • Bệnh viêm loét trực-đại tràng chảy máu.
  • Dị dạng mạch máu.
  • Loét không đặc hiệu (không rõ nguyên nhân).Lao đại tràng hay gặp ở hồi-manh tràng.
  • Bệnh Crohn trực tràng.
  • Bệnh Crohn.
  • Túi thừa (diverticule).
  • Kiết lỵ (amip hay trực khuẩn)
  • Viêm hậu môn (thường do nhiễm khuẩn).
  • Trĩ hậu môn (nội và ngoại).
  • Sa niêm mạc hậu môn.
  • Táo bón.
  • Gồm các nguyên nhân đã nêu ở phần tiêu hoá cao.
  •  
  • Nứt hậu môn.
  • Tụy lạc chỗ.
  • Niêm mạc tử cung lạc chỗ chảy máu trùng với kỳ kinh, gây chảy máu tiêu hoá, dễ nhầm với viêm ruột hoại tử.
  • Cao huyết áp biến chứng chảy máu tiêu hoá.

Theo nghiên cứu, đa số người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa là do họ bị loét dạ dày hành tá tràng. Nếu tình trạng kể trên không được xử lý kịp thời đi đại tiện ra phân màu đen máu chảy liên tục và khiến cơ thể thiếu máu kèm theo nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị bệnh là do lỵ trực tràng.

Cách phòng ngừa bệnh xuất huyết đường tiêu hóa

  • Tốt nhất là ngừng sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
  • Thay đổi khẩu phần ăn và bổ sung thêm nhiều chất xơ, rau, củ, quả
  • Hạn chế sử dụng các đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ chế biến sẵn hay
  • Ngoài ra, uống đủ nước hàng ngày cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 
  • Ăn uống đúng cách như ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, nhai kỹ, cũng là những cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Rèn luyện cho bản thân có một lối sống điều độ, giữ tinh thần thoải mái, không có stress.
  • Các món ăn hàng ngày chế biến để dễ tiêu hóa và cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất. 
  • Ngoài ra, tập luyện thể thao cũng được khuyến khích để giải tỏa stress
  • Cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng và lạm dụng các loại thuốc
  • Tốt nhất bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh sự ồn ào