Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những lưu ý khi sử dụng amitriptyline


Thuốc Amitriptylin là gì? dùng trong những trường hợp nào?. Để tránh các tác dụng phụ, người sử dụng cần dùng đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn. Hãy cùng tìm hiểu về thuốc trầm cảm Amitriptylin trong bài viết dưới đây.

Thuốc Amitriptylin là gì?

Thuốc Amitriptylin đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới.

Thành phần hoạt chất: Amitriptylin

Thuốc có thành phần tương tự: Amilavil.

Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm ba vòng, hoạt động bằng cách ức chế tái nhập các monoamin, serotonin và noradrenalin ở các tế bào thần kinh amin đơn. Thuốc làm giảm lo âu và có tác dụng an thần. Ngoài ra, amitriptylin cũng có tác dụng kháng cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại vi.

amitriptyline-la-mot-thuoc-tam-than-lam-giam-lo-au-cang-thang-mat-ngu-va-tram-cam

Amitriptyline là một thuốc tâm thần làm giảm lo âu, căng thẳng, mất ngủ và trầm cảm

Công dụng của thuốc Amitriptyline

Amitriptyline là thuốc được sử dụng điều trị trầm cả, là giúp cải thiện tâm trạng, cảm xúc, làm giảm lo âu, căng thẳng, mất ngủ.

Thuốc Amitriptyline có thể được dùng để điều trị chứng đau dây thần kinh ngoại biên, rối loạn ăn uống, để ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu. Được dùng để điều trị các vấn đề về tâm thần/tâm trạng khác như rối loạn hoảng sợ, lo âu.

Amitriptyline không sử dụng cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy động mạch vành, tắc nghẽn tim ở mọi mức độ.

Đặc điểm của amitriptylin

Kháng cholinergic: amitriptyline có thể gây táo bón, mờ mắt và bí tiểu. Cần thận trọng dùng cho những bệnh nhân tăng nhãn áp giảm nhu động ruột, hay có các vấn đề về nhãn khoa khi dùng amitriptylin.

Rối loạn hormone kháng lợi tiểu: gây hạ Na trên bệnh nhân mất nước, đang dùng lợi tiểu, bệnh nhân nữ, nhẹ cân.

Suy nhược hệ thần kinh trung ương: Amitriptylin ức chế thần kinh trung ương, amitriptyline thường được dùng vào ban đêm để giảm tác dụng phụ của thuốc.

Tăng cân: tăng cân là một tác dụng phụ có thể xảy ra ở hầu hết các thuốc chống trầm cảm.

Lưu ý và thận trọng khi dùng

  • Ðộng kinh không kiểm soát được
  • Suy giảm chức năng gan; tăng nhãn áp góc đóng
  • Bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt; bệnh tim mạch;
  • Bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp.
  • Dùng các thuốc chống trầm cảm cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic.
  • Người bệnh đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase, bắt đầu điều trị bằng amitriptyline phải ngừng dùng thuốc này ít nhất 14 ngày.
  • Amitriptylin, gây an thần và bí tiểu tiện ở trẻ sơ sinh. Amitriptylin chỉ được dùng với chỉ định nghiêm ngặt,
  • Amitriptylin bài tiết vào sữa mẹ với lượng có thể ảnh hưởng đáng kể cho trẻ em. Cần phải quyết định ngừng cho con bú khi bắt buộc dùng thuốc
  • Cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng để phòng ngừa tình trạng trầm trọng hóa của bệnh.
  • Hội chứng serotonin: Các thuốc trầm cảm có nguy cơ gây hội chứng serotonin gây nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện của hội chứng serotonin bao gồm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp tim, xơ cơ, giãn đồng tử, nóng mặt, toát mồ hôi quá mức
  • Những người có nguy cơ tim mạch không nên sử dụng amitriptyline, gây biến chứng nguy hiểm trên tim mạch. Khi sử dụng amitriptyline và có các triệu chứng trên cần liên lạc ngay với bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn

Các phản ứng có hại chủ yếu biểu hiện tác dụng kháng cholinergic của thuốc. Phản ứng hay gặp nhất là an thần quá mức và rối loạn điều tiết.

Thường gặp

  • An thần quá mức, mất định hướng, chóng mặt, đau đầu.
  • Nội tiết: Giảm tình dục, liệt dương.
  • Thần kinh: Mất điều vận.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác.
  • Mắt: Khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.
  • Tuần hoàn: Nhịp nhanh, đánh trống ngực, thay đổi điện tâm đồ blốc nhĩ thất, hạ huyết áp thế đứng.

Ít gặp

  • Tâm thần: Hưng cảm, hưng cảm nhẹ, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, ác mộng.
  • Tuần hoàn: Tăng huyết áp.
  • Tiết niệu: Bí tiểu tiện.
  • Tai: Ù tai.
  • Mắt: Tăng nhãn áp.
  • Thần kinh: Dị cảm, run.
  • Da: Ngoại ban, phù mặt, phù lưỡi.
  • Tiêu hóa: Nôn.

Hiếm gặp

  • Toàn thân: Ngất, sốt, phù, chán ăn.
  • Gan: Vàng da, tăng transaminase.
  • Thần kinh: Cơn động kinh, chứng ngoại tháp.
  • Nội tiết: To vú đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa
  • Da: Rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng.
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp