Thuốc Lovenox có tác dụng gì? Thuốc Lovenox khi sử dụng người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ như thế nào?. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thuốc Lovenox (enoxaparin) trong bài viết được phân tích dưới đây của dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Thông tin chung
Tên gốc: enoxaparin
Thuộc nhóm: thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu & tiêu sợi huyết
Tên biệt dược: Lovenox®
Thành phần
Mỗi 0.2ml: Enoxaparine natri 20mg (2000 anti-Xa IU).
Các dạng thuốc và hàm lượng
- Bơm tiêm nạp sẵn: 20 mg/0,2 ml, 30 mg/0,3 ml, 40 mg/0,4 ml.
- Lọ thuốc tiêm đa liều (có chứa benzyl alcol): 300 mg/3 ml.
Dược lực học
Enoxaparin là một heparin trọng lượng phân tử thấp trong đó các hoạt tính chống huyết khối và kháng đông của heparin tiêu chuẩn đã được phân ly.
Về mặt an toàn, tụ máu hoặc bầm máu lớn hơn 5 cm tại chỗ tiêm thường gặp ở nhóm LOVENOX 4000 anti-Xa/0,4 ml (40 mg/0,4 ml) hơn so với nhóm giả dược.
Về mặt hiệu quả, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa LOVENOX 2000 anti-Xa/0,2 ml (20 mg/0,2 ml) và giả dược.
Dược động học
Các thông số dược động học của enoxaparin được đánh giá dựa trên những thay đổi về hoạt tính anti-Xa và anti-IIa trong huyết tương ở những người được khuyến nghị sau khi tiêm dưới da liều duy nhất và liều lặp lại và sau khi tiêm tĩnh mạch liều duy nhất.
Phân bố
Thể tích phân bố của hoạt tính anti-Xa của enoxaparin vào khoảng 5 lít và gần bằng thể tích máu.
Chuyển hóa
Chủ yếu xảy ra ở gan (khử sulfat, khử trùng phân).
Thải trừ
Sự thải trừ enoxaparin diễn ra theo một pha với thời gian bán thải khoảng 4 giờ sau khi tiêm dưới da lặp lại.
Chỉ định/Công dụng
Lovenox® tác dụng của là thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Lovenox® là thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng mạch máu ở những người bị một số loại đau thắt ngực hoặc đau tim.
Chỉ định
- Thuốc Lovenox được chỉ định trong các trường hợp điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân liệt giường có bệnh nội khoa cấp tính
- Điều trị dự phòng bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong phẫu thuật có nguy cơ vừa và cao
- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
- Suy tim độ III hoặc IV (phân loại NYHA)
- Đề phòng đông máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể khi thẩm phân máu
- Nhiễm khuẩn cấp hoặc các rối loạn thấp cấp tính
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu đã hình thành.
- Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên phối hợp với thuốc tan huyết khối không đủ điều kiện tái thông mạch vành
- Điều trị đau thắt ngực không ổn định và giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim phối hợp với aspirin không có sóng Q
- Lovenox được các bác sĩ chỉ định phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
- Lovenox được dùng khi chấn thương gãy đốt sống, gãy xương đùi
- Mắc các bệnh lý ác tính như: ung thư phổi, tiết niệu, dạ dày, tụy
- Những người mắc suy tĩnh mạch.
- Rối loạn đông máu làm tăng đông máu bẩm sinh.
- Lovenox được phối hợp cùng aspirin trong điều trị các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim.
- Lovenox chỉ định dùng sau phẫu thuật chỉnh hình do gãy xương, sau phẫu thuật bụng, ngực
Thuốc Lovenox được chỉ định trong các trường hợp sau phẫu thuật chỉnh hình do gãy xương
Chống chỉ định thuốc Lovenox
- Không dùng thuốc cho người bị dị ứng với enoxaparin, heparin hay các chế phẩm được chiết xuất từ động vật.
- Chảy máu hay có nguy cơ chảy máu do rối loạn đông máu, chấn thương.
- Người bệnh bị quá mẫn với cồn benzylic (chỉ khi dùng lọ tiêm đa liều).
- Đã từng bị giảm tiểu cầu do heparin các loại trước đây.
- Chống chỉ định dùng cho trẻ em <3 tuổi
- Đối với người bị suy thận nặng (Clcr < 30 ml/phút) trừ khi thẩm phân.
Liều dùng thuốc Lovenox
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox® cho người lớn phẫu thuật bụng:
Liều ban đầu được tiêm 2 giờ trước khi giải phẫu, tiêm bắp 40mg mỗi ngày một lần. Thời gian dùng thuốc thông thường từ 7 ngày đến 10 ngày.
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox® cho người lớn phẫu thuật đầu gối hoặc hông:
Tiêm bắp 30mg mỗi 12 giờ. Liều ban đầu được sử dụng từ 12 giờ đến 24 giờ sau khi giải phẫu.
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox® cho người lớn phẫu thuật thay thế hông
Bạn sẽ được bác sĩ tiêm bắp 40mg/1 lần/ngày, ban đầu là 12 (± 3) giờ trước khi giải phẫu. Bạn nên điều trị dự phòng bằng Lovenox bằng cách tiêm bắp 4 lần một lần mỗi ngày. Thời gian dùng thuốc thông thường từ 7 đến 10 ngày;
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox® cho bệnh nhân đau ngực và nhồi máu cơ tim:
Liều khuyến cáo tiêm bắp 1mg/kg mỗi 12 giờ kết hợp với uống aspirin (100-325mg/lần/ngày). Thời gian điều trị thông thường là từ 2 đến 8 ngày.
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox®ở bệnh nhân có nguy cơ biến chứng huyết khối cấp tính:
Tiêm bắp 40mg ngày một lần. Thời gian dùng thuốc thông thường là từ 6 ngày đến 11 ngày.
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox® cho bệnh nhân điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có hoặc không có thuyên tắc phổi:
Tiêm bắp 1mg/kg mỗi 12 giờ.
Liều dùng thông thường thuốc Lovenox® cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp độ nặng ST-Segement:
Liều khuyến cáo: bạn sẽ được bác sĩ tiêm bắp 30mg cộng với liều 1mg/kg, tiếp theo là liều 1mg/kg cho liều còn lại, điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên.
Liều dùng thuốc Lovenox® cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định độ an toàn.
Cách dùng thuốc Lovenox® như thế nào?
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.
Tác dụng phụ thuốc Lovenox
Bên cạnh tác dụng điều trị thì trong quá trình sử dụng thuốc Lovenox cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người khi dùng đều gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ như:
- Trên gan: làm tăng men gan.
- Trên hệ thần kinh: gây tổn thương hệ thần kinh.
- Trên xét nghiệm máu: giảm số lượng tiểu cầu, tăng chỉ số kali máu, tăng số lượng bạch cầu ái toan.
- Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể bị dị ứng, phản ứng tại chỗ tiêm
- Ban đỏ, thâm tím.
- Nôn, tiêu chảy.
- Chảy máu nặng chảy máu trong mắt, giảm tiểu cầu nhẹ và sớm, thiếu máu
- Xuất hiện đám chàm, vết đốm ngứa ban đỏ, ngứa
- Tăng kali huyết, tăng lipid huyết, tăng triglycerid huyết.
- Loãng xương khi dùng kéo dài.
- Ban xuất huyết, viêm mạch da (quá mẫn).
- Sốt, đau
- Tăng men gan
- Máu tụ trong cột sống (khi dùng cùng với gây tê tủy sống).
- Máu tụ tại chỗ tiêm, phản ứng tại chỗ gây kích ứng, đau, bầm máu, ban đỏ.
- Giảm tiểu cầu do miễn dịch dị ứng
- Gây hoại tử da ở vị trí tiêm.
Trong quá trình sử dụng thuốc Lovenox bệnh nhân có thể bị dị ứng, phản ứng tại chỗ tiêm
Tương tác với các thuốc khác
Khi sử dụng chung các thuốc có thể xảy ra tương tác thuốc dẫn đến thay đổi hiệu quả điều trị, có thể dẫn tới quá liều, gia tăng tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, không tự ý dùng chung các thuốc với nhau.
- Không nên dùng Lovenox cùng các thuốc: Aspirin NSAIDs, Dextran vì có thể gây ra hiện tượng xuất huyết.
- Muối kali
- Thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc ức chế angiotensin II, NSAID
- Cyclosporin, tacrolimus và trimethoprim.
- Salicylat, dipyridamol, sulfinpyraxon
- Thuốc tiêm dextran 40
- Các heparin
Lưu ý, sử dụng thận trọng ở người đã từng bị giảm tiểu cầu do heparin.