Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những khó khăn khi mở nhà thuốc và cách khắc phục


Mở quầy thuốc kinh doanh là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ sau khi học ngành Dược. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít những khó khăn. Dưới đây là những khó khăn khi mở nhà thuốc và cách khắc phục.

Mở quầy thuốc kinh là công việc có thể đem lại  nguồn lợi nhuận to lớn. Tuy nhiên, theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, việc mở quầy thuốc kinh doanh cũng tồn tại một số khó khăn.

Những khó khăn khi mở nhà thuốc

Khó khăn về tài chính

Khi bắt đầu kinh doanh, cần bỏ một số vốn nhất định. Khi đi vào thực tế, số tiền đầu tư mà bạn phải chi chả có thể lớn hơn rất nhiều vốn dự trù.

Các chi phí hàng tháng có thể gồm:

  • Tiền điện, nước, internet, giấy tờ
  • Tiền thuế
  • Tiền nhập hàng hóa
  • Tiền thuê cửa hàng, nhân viên

Tùy theo quy mô kinh doanh nhà thuốc, bạn phải chuẩn bị cho mình một số vốn nhất định cả vốn dự trù. Thông thường, chi phí để mở nhà thuốc từ 100-200 triệu tùy theo quy mô tại thành phố, nông thôn, thị trấn. Nếu bạn không có sẵn nguồn vốn dự phòng sẽ dễ bị áp lực bởi dòng tiền trong giai đoạn mới, các khoản chi thường lớn hơn khoản thu.

Khó khăn trong việc quản lý

Không quản lý được hàng tồn kho các loại thuốc, kinh doanh thuốc tây là số lượng hàng hóa nhiều tới hàng trăm, hàng nghìn loại. Hàng bán ra theo hộp, theo viên nên khó quản lý chính xác số lượng xuất, nhập, tồn kho từng loại. Nếu không ghi hoặc quên ghi chép sẽ dẫn tới tình trạng thừa, thiếu hàng. Không nắm được thời gian nhập hàng, hạn sử dụng các loại thuốc dẫn đến hư hỏng lãng phí.

khong-quan-ly-duoc-hang-ton-kho-cac-loai-thuoc

Không quản lý được hàng tồn kho các loại thuốc

 Cách khắc phục là kiểm kho thường xuyên, nên định kỳ 1 tuần hoặc 2 tuần kiểm kho 1 lần, Hàng xuất - Hàng nhập - Hàng tồn, kiểm kho thường xuyên sẽ giúp chủ hiệu thuốc nắm được số lượng và các loại hàng hóa nhân viên đã bán.

Ngoài ra, nên sử dụng phần mềm quản lý hiệu thuốc từng giao dịch xuất, nhập, tồn giúp việc quản lý tồn kho trở nên dễ dàng hơn.

Không kiểm soát được các hoạt động của nhân viên: việc nhân viên bán hàng cố tình tăng giá so với giá chủ hiệu thuốc quy định không ít. Mặt khác các hiệu thuốc, nhân viên không ghi hóa đơn bán lẻ cho khách. Chưa kể trường hợp nhân viên mang các loại thuốc bên ngoài vào bán mà chủ hiệu thuốc không biết.

Việc yêu cầu nhân viên xuất hóa đơn bán lẻ cho khách là rất cần thiết không những giúp chủ hiệu thuốc kiểm soát được giá bán, các loại thuốc bán ra mà còn chính xác cao.

Chủ hiệu thuốc cần kiểm tra hàng ngày việc ghi chép trên báo cáo và số liệu trên thực tế có khớp hay không.

Hiện nay thất thoát là vấn đề nhức nhối của rất nhiều hiệu thuốc tây. quy trình bán hàng và quản lý của mình.

Khó khăn về thị trường

Đây có lẽ cũng là một trong những khó khăn khiến nhiều người, hiện nay dù ở bất cứ đâu cũng có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc.

Khó khăn lớn nhất là cạnh tranh

Nhà thuốc thuốc mới đi vào hoạt động điều này đồng nghĩa với việc bạn phải cạnh tranh với các nhà thuốc đã mở trước đó. Để cạnh tranh được với những nhà thuốc đó, bạn cần có những điểm nổi trội để khách hàng biết và lựa chọn bạn. Để làm được điều đó cần có những chiến lược xây dựng hình ảnh nhà thuốc, bí kíp gia tăng doanh số nhà thuốc nhất định.

Thị trường cạnh tranh rất nhiều nhà thuốc, quầy thuốc được mở ra là một lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt, khiến các chủ nhà thuốc phải đau đầu. Để giải quyết vấn đề này, chủ nhà thuốc có thể áp dụng một số biện pháp tăng khả năng cạnh tranh cho nhà thuốc mới mở như:

Chọn vị trí đắc địa mở nhà thuốc

Bạn nên chọn những vị trí đắc địa để mở nhà  thuốc sẽ thu hút được đông khách hàng hơn. Nhất là khu vực đông dân cư, gần trường học, khu công nghiệp, bệnh viện…

Tối ưu chất lượng và giá bán

Giá bán phù hợp đi kèm với chất lượng tốt sẽ tự thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho nhà thuốc của bạn. Nếu như chất lượng và giá cả tương đương thì nhà thuốc, quầy thuốc nào có tư vấn điều trị tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn. Muốn làm được điều nay, nhân viên của nhà thuốc cần phải có chuyên môn và kỹ năng giao tiếp giỏi. Giao tiếp không chỉ là nói năng lịch sự, nhẹ nhàng mà còn là cách nói chuyện để bệnh nhân tin tưởng mua sản phẩm của cửa hàng. Bệnh nhân cởi mở hơn, từ đó tư vấn đơn thuốc hợp lý cho người bệnh.

Truyền thông cho nhà thuốc

Kinh doanh hiện nay mọi hình thức kinh doanh đều cần tiến hành hoạt động truyền thông, quảng cáo. Các chủ nhà thuốc, mới mở nên tạo ra lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng, chạy các chương trình quảng cáo nhằm thu hút khách hàng biết tới.

Khó khăn về kinh nghiệm

Nhiều sinh viên mới ra trường kinh nghiệm còn non yếu. Ngoài ra, chưa thể biết cách quản lý, nhập hàng, giá cả cạnh tranh.

Tìm kiếm nguồn hàng

Việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, cùng chiết khấu hấp dẫn luôn là điều mà các chủ nhà thuốc phải đau đầu. Trong số những khó khăn khi mở nhà thuốc trên, thì có lẽ vấn đề về nguồn hàng, chính là điều quan trọng nhất. Trên thị trường có vô số các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng thật giả lẫn lộn. Tìm kiếm nguồn hàng được coi là điểm yếu của nhà thuốc mới mở. Nếu thuốc không hiệu quả, kém chất lượng, người dùng sẽ 1 đi không trở lại. Vì thế nên, việc tìm được nguồn hàng chất lượng là điều vô cùng quan trọng.

Mức giá sỉ cũng như mức chiết khấu là điều quan trọng mà nhà thuốc quan tâm. Bởi vì nếu sản phẩm tốt nhưng giá sỉ lại quá cao, chiết khấu thấp bán cũng sẽ không có được lãi như mong muốn. Trong khi kinh doanh nhà thuốc phải dựa vào lợi nhuận. Vì thế nên ngoài chọn được các sản phẩm uy tín chất lượng để kinh doanh, chủ nhà thuốc cần phải lựa chọn cho mình những nguồn hàng giá tốt.

Theo kinh nghiệm mở quầy thuốc của nhiều dược sĩ Cao đẳng y dược Sài Gòn, khi đã lấn sân vào con đường kinh doanh chắc chắn không tránh được những khó khăn bước đầu. Tuy nhiên không nên dễ nản, cần áp dụng kiến thức chuyên môn đã được đào tạo, kết hợp với việc chăm chỉ tìm tòi, nghiên cứu thị trường thuốc không chỉ sớm lấy lại vốn mà tiền lời đã thu lại được gấp đôi chỉ 1 năm sau đó.

Gợi ý một số nguồn hàng giải quyết những khó khăn khi mở nhà thuốc

Về nguồn hàng, có các gợi ý cho các bạn trẻ như sau:

Tìm trực tiếp đến nhà sản xuất: Bởi vì mọi người sẽ nhập được hàng trực tiếp với chiết khấu tốt nhất. Khi không phải qua bất kỳ trung gian nào. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất được nhiều đơn vị nhà thuốc cũng như bệnh viện, phòng khám lựa chọn.

Trình dược viên: những đơn vị kinh doanh ở xa trung tâm hoặc ngại di chuyển nhập hàng nên thông qua trình dược viên. Bởi trình dược viên sẽ đến trực tiếp và hỗ trợ nhà thuốc.

Tìm đến chợ sỉ thuốc: Nếu cần nhập nhiều mặt hàng khác nhau, chợ sỉ thuốc là sự lựa chọn rất tốt cho khách hàng. Đến đây bạn có thể khảo sát thị trường nếu cần.

Những khó khăn mà nhà thuốc gặp phải

  • Sau khi ra trường ít chịu khó học hỏi kiến thức chuyên ngành, kết hợp cắt liều hiệu quả.
  • Chưa tìm được nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý, hàng đảm bảo tính độc quyền.
  • Chưa nắm bắt được kỹ năng bán hàng, kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng còn yếu
  • Chưa chọn được địa điểm bán hàng tốt nhất
  • Chưa biết cách sử dụng ,vận hành và xoay vòng vốn trong kinh doanh
  • Chưa xây dựng bản kế hoạch kinh doanh cụ thể rõ ràng tổng vốn, các khoản chi phí duy trì quầy thuốc trong 1, 2 năm.
  • Chưa đo lường khảo sát hành vi mua hàng của KH, thăm dò chiến lược, chiêu thức bán hàng các quầy thuốc trong khu vực
  • Chưa tìm hiểu kỹ luật các quy định liên quan việc mở quầy thuốc , giấy phép kinh doanh
  • Xây dựng quy mô hiệu thuốc chua phù hợp với điều kiện khả năng kinh doanh của bản thân
  • Cách trưng bày thuốc chưa gây ấn tượng, trang trí biển bảng chưa thu hút khách hàng
  • Chưa có kế hoạch tuyển nhân viên phù hợp, giữ chân nhân viên xuất sắc để họ gắn bó lâu dài.
  • Chưa có kỹ năng xây dựng thái độ bán hàng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp tạo thiện cảm với khách hàng
  • Chưa nắm rõ các bước, quy trình xây dựng thương hiệu, các biện pháp bảo vệ thương hiệu trước đối thủ.
  • Chưa có kỹ năng quản lý sổ sách giấy tờ, xuất nhập hàng, chưa biết cách quản lý hàng tồn kho, hàng cận date tránh tình trạng thất thoát vốn
  • Chưa biết cách xử lý các tình huống cạnh tranh về giá, đối thủ phá giá làm mất uy tín của quầy
  • Chưa có định hướng phát triển quầy thuốc một cách cụ thể là dài hạn hay ngắn hạn
  • Chưa xây dựng bản mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận mong muốn để xây dựng kế hoạch bán hàg cho quầy cụ thể
  • Chưa xây dựng được chính sách CSKH, gia tăng lượng KH hàng trung thành sẵn sàng ủng hộ bạn
  • Chưa có chính sách thu hút KH mới, chính sách hậu mãi ít.
  • Chưa có kế hoạch chi tiết xây dựng chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm, maketing sản phẩm
  • Chưa hiểu và chưa nắm rõ được những lợi thế cạnh tranh của bạn là gì.
  • Chưa liệt kê được các tình huống phản ánh tiêu cực, tình huống từ chối của khách hàng

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn không chỉ cung cấp các kiến thức chuyên môn ngành Dược mà trong quá trình học cũng sẽ đào tạo chuyên sâu về kỹ năng bán thuốc cũng như kinh nghiệm mở quầy thuốc, nhà thuốc hiệu quả cho người mới ra trường. Nếu có mong muốn theo học ngành Dược để trở thành Dược sĩ trong tương lai có quầy thuốc riêng cho mình. Bạn có thể đăng ký học tại Trường nếu đủ điều kiện xét tuyển.