Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những đối tượng nào cần đi xét nghiệm tiểu đường?


Bệnh tiểu đường hiện nay có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không can thiệp kịp. Xét nghiệm tiểu đường là việc làm cần thiết. Vậy những đối tượng nào cần đi xét nghiệm tiểu đường?. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường?

Xét nghiệm tiểu đường là giải pháp quan trọng để phát hiện ra sớm bệnh và giảm thiểu được nguy cơ tử vong. Xét nghiệm tiểu đường sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết cho người chưa mắc hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm tiểu đường là phương pháp để bệnh nhân kiểm tra phác đồ điều trị có hiệu quả hay không.

Theo tổng hợp của Trường Cao đẳng y dược Phạm Ngọc Thạch, tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh được biểu hiện do thiếu chức năng insulin hoạt động kém hiệu quả, sự tăng lượng đường trong máu mãn tính. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao hơn. Nhìn vào các đặc điểm và diễn biến của bệnh tiểu đường mà chia thành các loại như: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thứ phát.

Vì những triệu chứng xuất hiện ban đầu của chứng bệnh tiểu đường mơ hồ nên nhiều người không để ý hoặc bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Bệnh này không được phát hiện kịp thời và điều trị sẽ gây ra các biến chứng về tim, mắt, thận, hệ thần kinh và làm giảm đi tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy đó là lý do việc chẩn đoán bệnh sớm là rất quan trọng để chúng ta kịp thời chữa trị.

xet-nghiem-tieu-duong-o-giai-doan-dau-se-giam-bien-chung-nang

Xét nghiệm tiểu đường ở giai đoạn đầu sẽ giảm biến chứng nặng

Theo các chuyên gia y tế ở Việt Nam, hiện có tới hơn 5 triệu người mắc chứng bệnh tiểu đường, trong đó có hơn 60% người bị bệnh tiểu đường mà không hề biết mình bị mắc bheenhj này. Nguyên nhân là vì bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu không dễ phát hiện và không có dấu hiệu cụ thể nào. Chúng ta thường hay chủ quan và khi bệnh xuất hiện nặng mới xảy ra biến chứng. Khi đó chữa trị là rất khó khăn.

Để giảm đi nguy cơ bị biến chứng của những bệnh liên quan đến tiểu đường, chúng ta nên chủ động đi xét nghiệm tiểu đường nếu như có các dấu hiệu như sau:

  • Người béo phì hoặc thừa cân
  • Người bị bệnh Gout
  • Người ít vận động hoặc làm việc văn phòng nhiều
  • Những người có người thân bị mắc tiểu đường như anh, chị, em ruột, bố mẹ bị tiểu đường
  • Phụ nữ bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc đang mang thai
  • Những người mắc bệnh huyết áp cao, rối loạn mỡ máu
  • Nên đi xét nghiệm để phát hiện ngay ở giai đoạn đầu để ngăn chặn khả năng phát triển của bệnh

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 năm qua, số tỷ lệ bệnh nhân ở Việt Nam nằm trong các quốc gia mắc tiểu đường ở mức cao nhất thế giới. Nguyên nhân là vì trong giai đoạn đầu khởi phát của bệnh thì không có dấu hiệu cụ thể nào. Vì vậy nên người bệnh đã dễ dàng bỏ qua các biến chứng của bệnh dẫn tới quá trình điều trị khó khăn hơn. Vì vậy nên chúng ta nên đi xét nghiệm tiểu đường khi có các dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy rất đói ngay cả khi đang ăn
  • Cảm thấy rất khát nước
  • Giảm cân ngay cả khi ăn nhiều hơn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhìn bị mờ
  • Cơ thể mệt mỏi nhiều
  • Chậm lành các vết thương và vết loét
  • Đau, hoặc tê ở tay và chân
  • Có các biểu hiện đau ở các đối tượng có nguy cơ cao cần xét nghiệm tiểu đường
  • Ở giai đoạn đầu, người bị bệnh tiểu đường có thể có hoặc không xảy ra biến chứng gì. Những đối tượng giai đoạn phát hiện muộn thường sẽ bị bệnh nặng

Có những loại xét nghiệm tiểu đường gì?

Xét nghiệm đường huyết khi đói

Đây là cách xét nghiệm rất phổ biến, xét nghiệm này sẽ được tiến hành sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Sau khi thăm khám, đánh giá nguy cơ, các bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định cho bệnh nhân được xét nghiệm những gì tùy thuộc vào tình trạng mỗi người. Các xét nghiệm này sẽ có mốc kết quả và thời điểm sử dụng khác nhau.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiểu đường và tiền tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c

Đây là xét nghiệm được đo lường glucose ở dạng kết hợp hồng cầu có trong máu. Xét nghiệm này kiểm tra xem bệnh tiểu đường đã được kiểm soát tốt hay chưa và có cần phải điều chỉnh lại cách điều trị hay không. Xét nghiệm định lượng HbA1c dùng để tiên đoán về nồng độ glucose có trong máu trong vòng 2-3 tháng.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Đây là xét nghiệm được tiến hành vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mà không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm này có thể được thử vài lần trong ngày. Nếu nồng độ đường biến động nhiều trong ngày nghĩa là bạn đang có vấn đề về đường huyết. Nếu bạn khỏe mạnh thì nồng độ glucose trong máu sẽ không thay đổi trong ngày.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn đang mang thai sẽ dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ có thể sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ bị tiểu đường của bạn một cách dễ dàng. Nếu bạn có nguy cơ mắc thì hàm lượng đường sẽ cao. Nếu đã bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước hoặc có người thân bị mắc thì khả năng bạn bị cũng cao hơn.

Các bí quyết ngăn ngừa bệnh tiểu đường

  • Thực hiện các thói quen ăn uống lành mạnh, chăm tập thể dục sẽ kiểm soát tốt mức đường huyết là bí quyết để bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, hạn chế đồ ngọt có hại
  • Ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc
  • Tập thể dục sẽ giúp bạn giảm được đường huyết vì nó di chuyển đường vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Hoạt động thể dục cũng làm tăng độ nhạy insulin lên cơ thể. Nhằm đạt hiệu quả cao nhất bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ luyện tập thể dục giúp kiểm soát tốt nhất lượng đường
  • Người bệnh cần thường xuyên ghi lại mức đường huyết 4 lần/ ngày nếu như đang dùng insulin. Bệnh nhân bị tiểu đường không dùng insulin sẽ không cần phải kiểm tra nhiều lần như vậy trong 1 ngày

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường là cách phổ biến và đơn giản nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, vì vậy bạn hãy nhanh chóng đi xét nghiệm sớm để có thể kiểm soát được bệnh này tốt nhất. Khi được điều trị sớm sẽ ngăn ngừa được biến chứng nặng xảy ra và bệnh nhân cũng giảm được phần nào khả năng tử vong do bệnh tiểu đường gây nên.